Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nam Hàn sẵn sàng đàm phán với Bắc Hàn về khủng hoảng hạt nhân

Han quoc- ngoaigiao

Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha nói bà sẵn sàng nói chuyện với người đồng nhiệm từ Bắc Hàn

Tại cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đang diễn ra tại Manila, Phillippines vào cuối tuần này, Nam Hàn cho biết nước này có thể đàm phán trực tiếp với Bắc Hàn.

Ngoại trưởng Nam Hàn Kang Kyung-wha nói bà sẵn sàng đàm phán với người đồng nhiệm từ Bình Nhưỡng, nếu cơ hội gặp gỡ "diễn ra tự nhiên".

Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc sẽ bỏ phiếu về các biện pháp trừng phạt mới đối với Bắc Hàn cuối ngày thứ Bảy 5/8.

Hãng tin Yonhap của Nam Hàn đưa tin có "trông đợi dè dặt" rằng bà Kang Kuyng-wha có thể gặp Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Hàn Ri Yong-ho bên lề diễn đàn ASEAN cuối tuần này.

Quan ngại về đe dọa tới an ninh vùng được cho là sẽ làm lu mờ tranh chấp tại Biển Đông

"Nếu cơ hội [gặp gỡ] diễn ra một cách tự nhiên, chúng tôi phải nói chuyện," bà Kang nói với Yonhap.
"Tôi muốn chuyển tải mong muốn Bắc Hàn ngừng các hoạt động khiêu khích và có phản ứng tích cực với lời đề nghị (đàm phán) đặc biệt gần đây của chúng tôi nhằm thiết lập một chính phủ hòa bình."

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson cũng sẽ tham dự kỳ họp cuối tuần này. Chương trình hạt nhân của Bắc Hàn được cho là chủ đề chính.
Khi cuộc họp bắt đầu, các nước thành viên ASEAN đưa ra một tuyên bố chung theo đó các nước "hết sức quan ngại" về các hành động "đe dọa hòa bình nghiêm trọng" của Bắc Hàn.

 97221969 asean


Thông cáo chung của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN về diễn biến ở bán đảo Triều Tiên

Trong một diễn biến khác, trước thềm Diễn đàn khu vực ASEAN, Việt Nam có động thái táo bạo chống lại Trung Quốc bằng cách đề xuất thay đổi trong bản tuyên bố chung, theo hãng tin AFP.

Việt Nam vào tối 4/8 đã cố gắng vận động để bổ sung ngôn ngữ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trong một tuyên bố chung của ASEAN.

Theo một bản dự thảo của AFP có được, Việt Nam vận động ASEAN thể hiện sự quan ngại sâu sắc về "việc xây dựng" trên biển, ám chỉ các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp trong những năm gần đây.

BD-map
Bản đồ Biển Đông với hình Đường Chín Đoạn do Trung Quốc nêu ra để đòi chủ quyền toàn bộ vùng này

Việt Nam cũng muốn ASEAN nhấn mạnh trong tuyên bố rằng Bộ Quy tắc Ứng xử với Trung Quốc sẽ là "ràng buộc pháp lý".

Nhưng các nhà phân tích an ninh chỉ ra rằng khuôn khổ Bộ quy tắc Ứng xử chỉ đi vào thực hành 15 năm sau cuộc hội đàm và Trung Quốc sẽ sử dụng thời gian đó để củng cố tuyên bố chủ quyền với các hòn đảo nhân tạo.

Malaysia cũng vận động dùng ngôn ngữ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, trong đó có nói tới "tài sản quân sự" trong vùng biển có tranh chấp, theo bản dự thảo và các cuộc thảo luận với các nhà ngoại giao tham gia vào các cuộc hội đàm.

Switch mode views: