Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đức : Thủ phạm tấn công tại Hamburg thuộc thành phần Hồi Giáo cực đoan

hambourg islamiste

Cảnh sát Đức canh gác hiện trường vụ tấn công bằng dao tại một siêu thị ở Hamburg, ngày 28/07/2017.
REUTERS/Morris Mac Matzen

Chiều 28/07/2017, một thanh niên 26 tuổi, người Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, đang xin tị nạn tại Đức, đã dùng dao đâm chết một người, làm 6 người bị thương tại Hamburg, miền bắc nước Đức.

 Vụ việc làm dấy lên tranh cãi chung quanh chính sách đón nhận người nhập cư của Berlin.

Hãng tin Pháp AFP, trích lời lãnh đạo cơ quan an ninh của thành phố, ông Andy Grote, trong buổi họp báo sáng 29/07/2017, cho biết hung thủ là một người Hồi Giáo cực đoan, nhưng không nằm trong danh sách các thành phần thánh chiến Hồi Giáo của cảnh sát Đức.
Tuy nhiên, theo quan chức này, thủ phạm hiện đang trong "trạng thái bất an về mặt tâm lý".

Vào lúc 15 giờ 10 phút chiều 28/07, hung thủ đã dùng dao đâm chết một người đàn ông 50 tuổi và làm nhiều người khác bị thương trong một siêu thị tại khu Barmbek, phía bắc thành phố.
Nhiều nhân chứng cho biết, trước khi ra tay, hung thủ hô to "Allah Akbar - Thượng Đế Vĩ đại".

Tờ báo bình dân Bild đề cập tới liên hệ giữa hung thủ và các tổ chức Hồi Giáo cực đoan. Tờ Der Spiegel thận trọng hơn, cho rằng thủ phạm đang được điều trị về bệnh tâm thần.

Trước mắt, cảnh sát Đức cho biết đang tiến hành điều tra theo "tất cả mọi hướng".
Theo kết quả điều tra ban đầu, đương sự đã bị bác đơn xin tị nạn tại Đức.

Yếu tố này khiến công luận Đức liên tưởng tới trường hợp của Anis Amiri, người Tunisia xin tị nạn tại Đức, đã lao xe tại vào một khu chợ Noel ở thủ đô Berlin hồi tháng 12/2016, làm 12 người thiệt mạng.
Vụ tấn công tại Hamburg lại làm dấy lên tranh cãi về chính sách đón nhận người nhập cư của chính quyền Đức, hai tháng trước bầu cử Quốc Hội.

Chính sách mở rộng vòng tay đón nhận người nhập cư của thủ tướng Merkel hồi năm 2015 đã bị một phần công luận Đức phản đối mạnh mẽ.
Trong một năm qua, Berlin đã liên tục siết lại các quy chế đón nhận người tị nạn.

Switch mode views: