Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nổ bom gây rối loạn bầu cử Quốc hội Nepal

Kathmandu-Nepal


Gia đình hai nạn nhân bị thương trong vụ nổ bom tại Kathmandu, Nepal - REUTERS


Hôm nay, 19/11/2013, cử tri Nepal bắt đầu cuộc bầu cử Quốc hội. Đây là cuộc tuyển cử lần thứ hai được tổ chức từ khi kết thúc nội chiến với hy vọng mong manh đưa Nepal thoát khỏi bế tắc chính trị kéo dài từ 5 năm qua.
Tuy nhiên, một vụ đánh bom tự tạo làm 2 người bị thương đã gây rối loạn cuộc bầu cử.

Theo cảnh sát Nepal, vụ nổ bom xảy ra tại một khu ngoại ô nghèo của thủ đô Kathmandu chỉ ba giờ sau khi khi các phòng bỏ phiếu mở cửa.
 Trong khi đó, nhiều vụ bạo lực do những người phản đối bầu cử cũng đã nổ ra ở nhiều nơi khác trong cả nước.

Năm 2006, các phe phái ở Nepal đã ký được thỏa thuận hòa bình, chấm dứt 10 năm nội chiến liên miên làm hơn 16 nghìn người thiệt mạng.

 Hiệp định hòa bình đã giúp Nepal chuyển sang thể chế Cộng hòa năm 2008, thay thế cho chế độ quân chủ, đã tồn tại 240 năm.

Quốc hội lập hiến đã được bầu ra ngay sau đó, nhưng lại bị tê liệt bởi chia rẽ trầm trọng giữa các đảng phái.

 Từ đó đến nay, Quốc hội Nepal không thể ban hành được một Hiến pháp giúp ổn định tình hình chính trị của đất nước.

Trở ngại chính là phe chủ trương cứng rắn trong đảng Mao ít.
 Phe này muốn tách riêng để thành lập đảng Cộng sản Nepal Maoiste và kêu gọi tẩy chay cuộc tuyển cử.

 Nhiều ngày trước cuộc bầu cử, những người ủng hộ phe này đã đốt nhiều xe của các ứng cử viên và tổ chức cướp phiếu bầu.
Họ đòi phải thành lập một chính phủ liên minh quốc gia để đứng ra tổ chức bầu cử.

Tối qua, cảnh sát Nepal cũng đã phát hiện 5 quả bom giả và hai người bị thương khi đang định châm ngòi nổ bom, tại thủ đô Kathmandu.

Trước tình hình bạo lực căng thẳng, chính quyền đã huy động 50 000 binh sĩ quân đội cùng 140 000 nhân viên cảnh sát để bảo vệ các phòng bỏ phiếu.

Nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn bạo lực cũng được áp dụng như cắt tuyến giao thông, cấm cá nhân đi lại bằng phương tiện có động cơ, cử tri phải đi bộ đến phòng bỏ phiếu.

Hôm nay, các phương tiện giao thông được phép đi lại trong nước chỉ gồm xe cứu thương, báo chí, ngoại giao, xe của các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan quan sát viên.

Trong cuộc bầu cử hôm nay, hơn 12 triệu cử tri Nepal sẽ phải lựa chọn từ 6128 ứng cử viên thuộc hơn 100 đảng phái chính trị để bầu ra 240 thành viên của Quốc hội lập hiến.

 Dự kiến kết quả chính thức sẽ có vào cuối tháng này.


Switch mode views: