Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Cộng sản Việt Nam “bịt miệng người dân”: Cấm đăng tin trên mạng xã hội

Hà Nội (AFP) - Theo một nghị định mới, được xem như là một cuộc đàn áp thẳng tay hơn nữa tự do internet, cộng sản Việt Nam cấm các blogger và những người dùng các mạng xã hội chia sẻ tin tức trực tuyến.

bansocialmedia

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã chính thức được công bố vào chiều thứ tư 31/7 tại Hà Nội, theo đó các trang blog hoặc mạng xã hội như Facebook và Twitter – vốn đã trở nên rất phổ biến trong vài năm qua trong một đất nước bị kiểm duyệt nặng nề - sẽ chỉ có thể được sử dụng "để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó".

Nghị định, do Thủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành, quy định rằng người dùng Internet không được sử dụng mạng xã hội để chia sẻ, trao đổi thông tin về các sự kiện hiện đang diễn ra.

Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử giải thích trên trang tin VnExpress.net của nhà nước rằng người dùng mạng xã hội sẽ "không được dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước".

Chưa rõ luật sẽ được thực thi ra sao hoặc các hình phạt sẽ thế nào, nhưng các bình luận trên Internet cho biết về lý thuyết có thể sẽ là bất hợp pháp khi chia sẻ các liên kết tin tức hoặc thậm chí thảo luận về bài báo đã đăng trực tuyến trên báo chí của nhà nước của Việt Nam.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/09 này cũng cấm sử dụng dịch vụ Internet nhằm "cung cấp thông tin chống lại Việt Nam, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc... hoặc đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân".

Theo Shawn Crispin của cơ quan giám sát truyền thông của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo cho biết thì nghị định này đồng thời cũng nhắm đến việc bắt các công ty khổng lồ về interner như Facebook và Google – vốn đã công khai chỉ trích dự thảo nghị định trước đây – phải "đồng lõa với việc tăng cường đàn áp tự do Internet".

Các chuyên gia tin rằng các công ty internet nước ngoài sẽ từ chối tuân thủ các quy định và chính quyền sẽ gắng sức để thực thi chúng.

Đề cập đến những con số nhận dạng trên mỗi máy vi tính, Crispin nói thêm: "Dường như sẽ không chắc chắn rằng các công ty này buộc phải đáp ứng đỏi hỏi của chính quyền để tiết lộ địa chỉ IP của người dùng dịch vụ của họ chỉ để nói lên quan điểm của mình"

Thông tin lành mạnh

Về lý thuyết, trang tập hợp tin tức khổng lồ như Yahoo! cũng sụp đổ theo quy định mới và được xem là vi phạm nghị định nếu chúng chứa những bài báo chỉ trích, mặc dù các nhà làm luật không trực tiếp đề cập đến họ.

Theo bài báo của VietnamNet online thì Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết các quy định mới nhằm giúp người sử dụng internet "tìm kiếm thông tin đúng và lành mạnh trên internet".

Nhà nước Việt Nam, vốn bị Tổ chức Ký giả Không Biên liệt vào danh sách "kẻ thù của Internet" trong năm 2013, đã cấm truyền thông tư nhân và tất cả các tờ báo, các kênh truyền hình đều là của nhà nước.

Nhiều người dân thích sử dụng mạng xã hội và blog để nắm bắt thông tin thay vì xem những tờ báo chính thống cứng nhắc của nhà nước.

Nhưng chính quyền độc tài đã lặp lại nỗ lực nhằm dập tắt sự phát triển của các cuộc tranh luận trên Internet, trong khi các tổ chức nhân quyền cho rằng đó là một cuộc đàn áp leo thang về tự do ngôn luận.

Các nhà bình luận trên internet đã phản ứng giận dữ với nghị định này.

Blogger Nguyễn Quang Vinh đã viết trên blog được nhiều người đọc của ông "Rõ ràng nghị định này nhằm mục đích bịt miệng dân".Bitmiengdan

Nhà cầm quyền muốn "biến chúng ta thành người máy", Nguyễn Văn Phương, người dùng được nhiều người thích viết trên Facebook.

Vì vậy, đến thời điểm này đã có 46 nhà hoạt động bị kết án hoạt động chống nhà nước và thường bị kết án tù dài dưới những tội mà các tổ chức nhân quyền nói là được định nghĩa mơ hồ trong các điều của bộ luật hình sự.

Ít nhất ba blogger đã bị bắt giữ chỉ trong tháng Sáu vì bị cáo buộc hoạt động chống nhà nước.

Cũng cần phải nhắc thêm rằng đã từ lâu nhà nước cộng sản đã ra sức ngăn chặn các trang blog thuộc hệ thống Blogspot, Wordpress và mạng xã hội Facebook. Người dùng Internet ở Việt Nam muốn truy cập vào các trang này phải dùng DNS của Google hay các công cụ vượt tường lửa khác. Bên cạnh đó, ngày 12/09/2012, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo đưa ra công văn số  số 7169 /VPCP-NC nhằm ngăn cấm cán bộ nhà nước xem và phổ biến tin từ các trang blog có sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng mạng như Dân Làm Báo, Quan Làm Báo, Biển Đông.

Switch mode views: