Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài

               Suy Tư Dòng Đời:

  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ai Cập : Cuộc cách mạng dân chủ tiếp tục

EGYPT-PROTESTS-CLASHES


Hai phe thân và chống Tổng thống bị truất phế Morsi xung đột dữ dội tại Cairo ngày 22/07/2013.
REUTERS/Stringer

 

Phong trào Mùa Xuân Ả Rập tại Ai Cập bước vào một giai đoạn mới. 18 tháng sau khi nhà độc tài Hosni Mubarak bị dân chúng đánh đuổi, hàng triệu người lại xuống đường chống chế độ mới đưa đến việc lật đổ tổng thống dân cử đầu tiên Mohamed Morsi ngày 30/06/2013.

Chính quyền Hồi giáo độc đoán có phần trách nhiệm tạo lý do cho quân đội trở lại chính quyền. Cuộc cách mạng Ả Rập vẫn tiếp diễn.

Hai năm sau phong trào Mùa Xuân 2011, một trong những quốc gia lớn nhất trong khối Ả Rập tiếp tục tiến trình cách mạng dân chủ.

Quảng trường Tahrir, Tự Do, tiếp tục là biểu tượng của khát vọng dân chủ. Hàng trăm ngàn, hàng triệu người xuống đường chống tổng thống Mohamed Morsi dẫn đến biến cố 30/06/2013 : Tổng thống dân cử đầu tiên thời hậu Hosni Mubarak bị lật đổ và theo chân người từng truy bức mình vào nhà tù.

Đây là một cuộc đảo chính quân sự hay chiến thắng của quần chúng ?
Một lần nữa , vấn đề dân chủ, đại diện chính đáng được đặt ra. Đối với đa số giới trẻ Ai Cập, ít ra là trong thành phần dấn thân, tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo đã cướp công cách mạng.

Được bầu lên một cách dân chủ, chính phe này đã nhanh chóng ban hành những biện pháp độc đoán, đi ngược lại nguyện vọng của người dân đã đổ máu để lật qua trang sử Mubarak.

Thay vì tìm đồng thuận, hợp tác với những nhân vật chính trị và những người nòng cốt trong phong trào Mùa Xuân Ả Rập để xây dựng chế độ mới, ông Mohamed Morsi, sau khi đánh bại đối thủ là một cựu tướng lãnh của chế độ cũ, đắc cử tổng thống, đã cấp tốc tóm thâu quyền lực.

Bằng sắc lệnh, ông thanh trừng quân đội, can thiệp vào hoạt động tư pháp, ưu tiên bảo vệ đặc quyền của Huynh đệ Hồi giáo, gây ra một không khí bất an tại một nước mà du lịch là nguồn ngoại tệ chính yếu.

Hệ quả là chính quyền Hồi giáo mất lòng dân và bị lật đổ, quân đội trở lại vai trò chính trị cột trụ.

Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và xu hướng hồi giáo nguyên thủy cuồng tín đã góp phần làm sụp đổ chính quyền dân cử đầu tiên của Ai Cập.

Tuy nhiên tham vọng của quân đội và mạng lưới quyền thế của chế độ cũ nương theo khát vọng dân chủ của phong trào quần chúng để tái chinh phục quyền lực là chuyện không thể tránh khỏi.

Hầu hết các nhà phân tích đều lo ngại Ai Cập sẽ rơi vào vòng bạo lực như ở Algérie hay nội chiến như tình trạng Syria.
Huynh đệ Hồi giáo và nhóm Hồi giáo nguyên thủy có thể trúng kế quân đội, tranh đấu bằng bạo lực và sẽ bị quân đội đàn áp thẳng tay nhân danh chống khủng bố.

Theo đặc phái viên RFI Anne Corpet, tuổi trẻ Ai Cập khẳng định là cuộc cách mạng đang tiếp diễn.

Người dân đã không còn sợ chính quyền như hai năm trước đây thời Mubarak và họ tin chắc rằng tình thế không thể đảo ngược.
 Tổ chức phản kháng « Tamerod » đã được thành lập với nhân vật đầu đàn có tầm cỡ là Tiến sĩ Mohamed El Baradei, nguyên là Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.

Nhà báo Alain Gresh, trên nguyệt san Le Monde Diplomatique tháng 8 nhận định là Ai Cập phải lật qua trang sử bạo động : Ồn định chỉ có thể vãn hồi nếu tất cả mọi lực lượng chính trị kể cả Hồi giáo tham gia vào tiến trình dân chủ.

Đối với chuyên gia Marc Lavergne, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia CNRS thì sau nhiều thập kỷ sống trong chế độ độc tài,người dân Ai Cập đã mất đi khái niệm công dân, ý thức về quyền lợi chung. Họ cần phải vừa tranh đấu, vừa học hỏi cách xây dựng nền móng dân chủ.
 Trong quan điểm này thì Cách mạng Ai Cập không thất bại vì chỉ mới bắt đầu với thái độ dấn thân lên án chế độ.

Động lực nào đã thúc đẩy Mùa Xuân Ai Cập ?
Các tác nhân chính từ giới trẻ trí thức đến thành phần quần chúng bị áp bức đã vấp phải những thiếu sót gì ?
Họ rút tỉa kinh nghiệm ra sao ?

Nhà báo Nguyễn Văn Huy, tác giả bài : Biến động tại Ai Cập, bài học nào cho đối lập Việt Nam, đăng trên báo mạng Thông Luận, phân tích trong phần phỏng vấn sau đây  :

"… Giới trẻ Ai Cập đã tiếp cận với nền văn minh Tây phương, hàng ngày tiếp xúc với khách du lịch… Họ thấy mình cũng có trình độ văn hóa , cũng có quá khứ hào hùng như du khách Tây phương nhưng ngày nay họ phải sống khổ cực.
 Tại sao phải phục vụ những người không hơn gì mình để có đồng tiền… Câu trả lời là « tổ chức xã hội ».

Nếu « tổ chức xã hội » Ai Cập cũng tự do dân chủ, cũng cởi mở phóng khoáng như Tây phương thì chắc chắn Ai Cập cũng có đời sống như các quốc gia dân chủ Tây phương.

Họ nhận thấy ông Hosni Mubarak suốt 30 năm cần quyền chỉ củng cố quyền lực của ông ta và của quân đội, cho nên vào năm 2011, họ đã làm cách mạng lật đổ Mubarak để được một tương lai sáng sủa hơn.

Khi cách mạng thành công thì họ phát giác ra là họ không có lãnh đạo, không có đường lối.

 Một tổ chức khác là Huynh Đệ Hồi Giáo có (thành viên) khắp nơi nên họ thắng cuộc bầu cử (tổng thống và quốc hội)…
 Rút tỉa bài học nầy, đối lập Ai Cập thành lập phong trào Tamerod « phản kháng » do ông Mohamed el Baradei lãnh đạo…"

Tú Anh

TỪ KHÓA : Ai Cập - Chính trị - Quốc tế - Tạp chí

Switch mode views: