Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Vua Bỉ thoái vị sau 20 năm trị vì

BELGIUM-MONARCHY



Hoàng hậu Paola chỉnh lại cravate cho Vua Albert II trước khi đọc diễn văn thông báo thoái vị ngày 3/7/2013.
REUTERS/Eric Lalmand/Pool


Hôm qua 3/7/2013, Vua Albert II chính thức thông báo trên đài phát thanh và truyền hình Bỉ quyết định thoái vị nhường ngôi cho cho con trai, Hoàng tử kế vị Philippe vào ngày quốc khánh Bỉ 21/7 tới đây.

Vì lý do sức khỏe vị vua thứ 6 của vương triều Bỉ phải rời ngai vàng đã trị vì trong 20 năm qua.

Từ Hoàng cung Bỉ, nhà Vua Albert II trịnh trọng tuyên bố « Với tinh thần thanh thản và tin tưởng, trẫm thông báo với dân chúng ý định thoái vị vào, ngày quốc khánh 21/7/2013 để nhường ngôi cho Hoàng tử kế vị Philippe ».

 Vua Bỉ, nay đã ở vào tuổi 79, giải thích cho quyết định của mình : « Sau 20 năm trị vì, trẫm nhận thấy đã tới lúc chuyển giao ngọn đuốc cho thế hệ sau. Trẫm thấy rằng Hoàng tử Philippe đã được chuẩn bị kỹ càng để lên nối ngôi. Với công chúa Mathide (vợ Hoàng tử Philippe), Trẫm cảm thấy yên tâm về Hoàng tử  ".

Thông tin nhà Vua rời ngai vàng đã được báo chí và chính giới Bỉ nhắc tới từ nhiều tháng nay, từ khi mà Vua Albert II xuất hiện với vẻ mệt mỏi đi lại chậm chạp khó khăn.

 Sinh ngày 6/6/1934, là con trai thứ 2 của Vua Léopold III và Hoàng hậu Astrid, Albert II đăng quang ngôi vua thứ 6 của Vương quốc Bỉ ngày 9/8/1993 sau khi người anh của ông là Vua Baudouin, không có con, qua đời.

Vua Albert II là vị Quốc vương đầu tiên trong lịch sử Bỉ tự nguyện thoái vị.

 Tuy nhiên, Hoàng tử kế vị Philippe hiện là người có uy tín trong dân hơi thấp bởi tính tình dè dặt không cởi mở. Không ít dư luận ở Bỉ hoài nghi vị tân Vương này có thể làm tròn sứ mệnh của mình trên ngôi vàng.

 Tuy nhiên người ta có thể tin tưởng vào sức cuốn hút, nét duyên dáng của bà Hoàng hậu tương lai Mathilde.

Ở Bỉ cũng như nhiều nước quân chủ khác tại châu Âu, vai trò của hoàng cung chỉ mang giá trị tinh thần.

 Nhà Vua không can thiệp vào công việc điều hành đất nước. Tuy nhiên với một đất nước như Bỉ, tuy nhỏ bé nhưng lại bị phân hóa sâu sắc giữa cộng đồng Wallonie và Flamand, Vua Albert II đã đóng góp nhiều trong việc giữ gìn khối thống nhất dân tộc.

Ngay sau khi đăng quang, Vua Albert II đã không ngại ngần tham gia vào các công việc chính trị và mau chóng trở thành biểu tượng của đoàn kết quốc gia, vốn thường xuyên bị đe dọa bởi mối bất hòa giữa hai công đồng nói tiếng Pháp và cộng đồng nói tiếng Hà Lan.

Nhà Vua cũng đóng một vai trò trung gian hòa giải quan trọng trong cuộc kủng hoảng chính trị kéo dài ở nước Bỉ hồi năm 2010-201. Khi đó, sự can thiệp của nhà Vua đã giúp cho nước Bỉ thóat ra khỏi tình trạng không có chính phủ kéo dài nhiều tháng.

Vài tuần trước, Albert II cũng bị đau đầu bởi vụ ồn ào trong dư luận liên quan đến chuyện một nữ nghệ sĩ tạo hình 45 tuổi tên là Delphine Boel nhận mình là con đẻ của Vua nhưng không được công nhận. Người phụ nữ này đã kiện lên tòa án hôm 17/6/2013 để đòi được thử ADN. Nhà vua không đưa ra tuyên bố công khai nào về vụ việc.

Thông báo thoái vị của vua Bỉ diễn ra trong trào lưu thay đổi thế hệ trong các vương triều quân chủ ở châu Âu.

Hôm 30/4 năm nay, sau 33 năm trị vì vương quốc, Nữ Hoàng Hà Lan Beatrix đã nhường lại ngôi báu cho con trai.

 Viễn cảnh thoái vị, nhường ngôi cũng đã được nhắc đến ở Tây Ban Nha.


Switch mode views: