Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc đối đầu ở Bãi Tư Chính
- Thứ Bảy, 13 tháng Bảy năm 2019 17:00
- Tác Giả: RFA
Tàu thăm dò của Trung Quốc và vị trí đang thăm dò.
Courtesy of Ryan Martinson/ RFA Edited
Có ít nhất 2 tàu hải cảnh Trung Quốc và 4 tàu Cảnh sát biển Việt Nam đang đối đầu với nhau ở Bãi Tư Chính trong khoảng một tuần qua, nơi Việt Nam có nhà giàn DK1 do Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.
Thông tin này được mạng báo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng (South China Morning Post - SCMP) đăng tải vào chiều 12/7.
Mạng báo tiếng Anh có trụ sở ở Hồng Kông trích dẫn đoạn Tweet của ông Ryan Martinson - Trợ lý giáo sư tại Trường Hải Chiến Mỹ cho hay, hôm 3/7, tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc mang tên Haiyang Dizhi 8 (Marine Geology 8) đã đi vào vùng biển gần rạn san hô do Việt Nam kiểm soát để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn.
Ông Ryan Martinson đăng tải ảnh chụp màn hình về thông tin theo dõi dữ liệu tàu trong một tweet hôm 11/7 chỉ ra, khu vực trên có sự xuất hiện của các tàu hộ tống tàu thăm dò Trung Quốc gồm tàu bảo vệ bờ biển vũ trang 12 ngàn tấn số hiệu 3901 mang theo trực thăng và tàu 2.200 tấn số hiệu 37111.
Trong khi đó, sáng 11/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên Chính phủ đột nhiên đi thăm Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và nói chuyện qua điện thoại vệ tinh với các chiến sĩ làm việc trên các tàu CSB 4031, 4034, 9001, 8002, 4038, 4039.
Theo SCMP, cuộc đối đầu có thể dẫn đến đụng độ lớn nhất trên Biển Đông trong vòng 5 năm trở lại đây và có thể kích động làn sóng chống Trung Quốc chưa từng thấy ở Việt Nam kể từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 kéo vào vùng biển nước này.
Theo Wikipedia, Bãi Tư Chính là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông mà Việt Nam cho lắp đặt các cấu trúc thép có tên là nhà giàn DK1 và giao cho Tiểu đoàn DK1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân kiểm soát.
Việt Nam tuyên bố bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa phía nam, không thuộc quần đảo Trường Sa và bác bỏ sự gán ghép bãi này vào quần đảo Trường Sa.
Đài Loan và Trung Quốc quan niệm bãi này thuộc quần đảo Nam Sa. Khu vực bãi Tư Chính đã nhiều lần là đối tượng tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Năm 1994, tàu vũ trang Việt Nam đã buộc tàu thăm dò Shiyan 2 rời đi sau 3 ngày đối đầu.
Hiện phía Việt Nam cũng như Trung Quốc chưa có bình luận gì về vụ việc này.
Vào ngày 11 tháng 7, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc làm việc với Bộ Tư Lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam và lên tiếng cho rằng cơ quan này không được để bị động, bất ngờ trước các tình huống xảy ra trên biển.
Cũng vào chiều ngày 11 tháng 7, tại cuộc gặp ở Bắc Kinh giữa bà chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân với ông chủ tịch Nhân Đại Trung Quốc Lật Chiến Thư hai phía lặp lại cám kết sẽ tiếp tục tuân thủ nhận thức chung của hai lãnh đạo cao cấp hai đảng, hai nước ‘thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Trung Quốc’.
Tin mới
- Dân Pháp "dị ứng" với hiệp định tự do mậu dịch - 23/07/2019 18:23
- Trung Quốc đưa chiến đấu cơ Su-35 đến diễn tập trên Biển Đông - 23/07/2019 16:53
- Tư Chính: Hành động của tàu Trung Quốc theo AMTI - 23/07/2019 01:24
- Iran bắt giữ tàu dầu của Anh: Thủ tướng May họp khẩn cấp nội các - 22/07/2019 21:48
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 22-7-2019 - 22/07/2019 21:15
- Malaysia kêu gọi ASEAN đoàn kết để đàm phán với Trung Quốc về COC - 22/07/2019 17:16
- Hồng Kông lại ồ ạt biểu tình chống dự luật dẫn độ và bạo lực cảnh sát - 22/07/2019 03:46
- Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam - 18/07/2019 01:40
- Hong Kong: Biểu tình, bất ổn không có dấu hiệu dừng lại - 16/07/2019 01:28
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 13-7-2019 - 13/07/2019 16:53
Các tin khác
- Đài Loan bảo vệ thương vụ mua vũ khí của Mỹ - 13/07/2019 16:13
- Facebook bị 5 tỷ đô la tiền phạt vì thiếu bảo vệ dữ liệu khách hàng - 13/07/2019 15:52
- Biển Đông: Cảnh sát biển Việt Nam đối đầu Trung Quốc ở Trường Sa - 13/07/2019 15:16
- Mỹ thúc đẩy kế hoạch dùng Hải Quân hộ tống tàu buôn ở vùng Vịnh - 12/07/2019 22:02
- Là cường quốc Hải Quân, liệu Mỹ còn có thể làm chủ đại dương ? - 12/07/2019 21:46
- Biển Đông : Mỹ tố cáo yêu sách chủ quyền "phi pháp" của Trung Quốc - 12/07/2019 21:19
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 12-7-2019 - 12/07/2019 20:51
- Phóng phi thuyền phải đuổi tà - 12/07/2019 20:29
- Hàn Quốc cầu viện Mỹ trong tranh chấp thương mại với Nhật - 11/07/2019 22:03
- Pháp bị cáo buộc "bắt cá hai tay" tại Libya - 11/07/2019 21:34