Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Báo Anh : Giáo dục Việt Nam chỉ tốt trên giấy tờ

VN truong hoc

Trường song ngữ Pháp Trưng Vương, Sa Đéc, Việt Nam. Ảnh minh họa.
Flickr/Jean-Pierre Dalbéra

Nếu học sinh chỉ đạt điểm cao ở các kỳ thi thôi thì chưa đủ để Việt Nam có thể chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp sắp tới.

Đây là nhận định chung của bài viết « Giáo dục ở Việt Nam : Chỉ tốt trên giấy tờ » được đăng trên Financial Times (Thời báo Tài chính, Anh) ngày 07/10/2018.

Phóng viên của Financial Times đã đến trường THPT Nguyễn Huệ, trường chuyên nổi tiếng ở Hà Đông, Hà Nội.
 

Học sinh lớp 11 của trường hăng say, miệt mài học tập vì chỉ một năm nữa thôi, họ sẽ trải qua kỳ thi đại học, mang tính quyết định cho tương lai của họ

Ngoài sức ép kỳ thi đại học cận kề, còn phải kể đến những trông đợi rất cao của các bậc phụ huynh, sự ganh đua với những học sinh khác trong trường chuyên này và những bài thi trắc nghiệm được tổ chức hàng tuần.

Trả lời phóng viên của Financial Times, Nguyễn Phương Thảo cho biết « các bạn ở đây đều học rất giỏi và điều này khiến cháu thấy bị áp lực ».
Ở tuổi 16, nữ sinh này muốn trở thành nhà báo, nhưng bộ môn cô ưa thích nhất lại là toán học, vì cô bị bố mẹ « ép » học thêm toán từ bé.

Một học sinh lớp 11 khác, Nguyễn Tùng Chi, muốn theo học ngành maketing, đặt « mục tiêu đầu tiên là đỗ vào một trường đại học có tiếng ở Việt Nam. Bạn bè cùng lớp cháu toàn bị ám ảnh phải đạt điểm cao ».

6% GDP được đầu tư vào giáo dục

Tờ báo tài chính Anh nhận xét Việt Nam trội hơn so với các nước láng giềng Đông Nam Á về xếp hạng giáo dục.
Trên quy mô thế giới, Việt Nam được xếp hạng 48 trong bảng xếp về Chỉ số Vốn nhân lực (HCI) của Ngân Hàng Thế Giới.
 Đây là thành tích rất cao đối với bất kỳ nước nào có thu nhập trung bình.

Thực vậy, Việt Nam chi gần 6% GDP cho giáo dục, một tỉ lệ cao so với chuẩn toàn cầu và cao hơn cả nguồn chi cho giáo dục của các nước láng giềng.
Ngoài đầu tư của chính phủ vào trường học, các nhà quan sát văn hóa Việt Nam nhận thấy rằng thành tích tốt của học sinh còn do yếu tố văn hóa và lịch sử.

Yếu tố thứ nhất là theo đạo lý Khổng Tử nhấn mạnh đến giá trị thành công là do lao động ; yếu tố thứ hai là nhu cầu tái thiết đất nước sau chiến tranh.
Thế hệ trẻ Việt Nam dưới 20 tuổi chiếm một phần lớn dân số.
 Điều này giải thích mức độ cạnh tranh khốc liệt để vào được trường đại học và tìm được việc làm, trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi sâu sắc.
Và như vậy, chỉ có con đường học tập.

Thêm vào đó, theo giải thích của cô Hoàng Kim Ngọc, 24 tuổi, giáo viên tiếng Anh trường Nguyễn Huệ, « thế hệ cha mẹ chúng tôi đã phải lao động cật lực, và họ hiểu ra rằng con đường nhanh nhất để phát triển đất nước là học tập ».

 Vẫn theo cô Kim Ngọc, « nhu cầu về nhân lực hiện rất cao. Chúng tôi đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng tôi không chỉ cạnh tranh với máy móc mà còn phải làm chủ chúng ».

Nhà nghiên cứu Phạm Hiệp ở Hà Nội, chuyên về giáo dục đại học, cho rằng thứ hạng cao của Việt Nam trong kỳ khảo sát quốc tế một phần đạt được là nhờ chương trình giảng dạy được thiết kế tốt về toán học và khoa học.
Ngoài giờ học chính trên lớp, học sinh còn « học thêm » (shadow education) toán và nhiều bộ môn khác.

Giáo dục Việt Nam có dạy cách tư duy không ?

Tuy nhiên, giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Học sinh cạnh tranh nhau khốc liệt để vào được đại học trong khi Việt Nam đang trải qua thời kỳ bùng nổ dân số. Hậu quả trước tiên, theo ông Phạm Hiệp, là Việt Nam « không có đủ chỗ trong giáo dục đại học. Cung không đáp ứng đủ cầu ».

 Các trường đại học dân lập chỉ tiếp nhận được khoảng 15% tổng số thí sinh.
Đây là tỉ lệ khá thấp so với các nước láng giềng, như Philippines, Malaysia và Trung Quốc.

Không cần nghi ngờ về hiệu quả của hệ thống giáo dục Việt Nam trong việc dạy cho học sinh cách hoàn thành tốt các bài khảo sát, đặc biệt là toán và khoa học.
Nhưng liệu giáo dục Việt Nam có dạy cho các em cách tư duy hay không ?
Và điểm số các bài khảo sát đáng tin cậy đến mức nào ?

Bảng xếp hạng của Ngân Hàng Thế Giới đối với Việt Nam được dựa trên Chương trình đánh giáo học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment, PISA), do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) quản lý, và gồm các bài khảo sát quốc tế do học sinh 15 tuổi thực hiện.
Tuy nhiên, một nhà quan sát cho Financial Times biết là kết quả này bị ảnh hưởng vì vấn đề lấy mẫu, khiến Việt Nam đạt kết quả tốt hơn so với thực tế.

Thực tế là khoảng một nửa học sinh bỏ học khi 15 tuổi. Những em bỏ học sớm thường là nhà nghèo, trình độ thấp hơn mức trung bình, chỉ những học sinh có điều kiện và siêng học hơn, được chọn làm bài thi, nên đẩy kết quả tổng thể lên cao.

Ông John Jerrim, giảng viên đại học Viện Giáo Dục thuộc đại học Luân Đôn, nhận xét :
 « Mẫu PISA cho Việt Nam bị lệch vì chỉ tính đến những học sinh có điều kiện và có thành tích cao hơn. Đây là yếu tố chính giải thích tại sao Việt Nam lại có kết quả tốt ».
Ông Jerrim cho rằng Việt Nam sắp phải đối mặt với « nghịch lý » trong tương lai, vì cải thiện giáo dục đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều trẻ em tiếp tục theo học, như vậy mức độ cạnh tranh cũng tăng theo.
Vì vậy, điểm số PISA của Việt Nam có lẽ sẽ theo chiều hướng giảm, thay vì tăng thêm.
Tuy nhiên, vẫn theo ông Jerrim, ngay cả khi tính đến những bất thường trong số liệu thống kê, thì « Việt Nam xoay sở khá tốt so với các nước có cùng mức độ phát triển khác ».

Từ hơn 10 năm nay, chính phủ Việt Nam tiến hành nhiều biện pháp cải cách giáo dục, tập trung chủ yếu vào việc giảm cường độ học tập của học sinh, khuyến khích lĩnh vực tư nhân đầu tư vào giáo dục đại học và cải thiện đào tạo nghề. Nhưng kết quả hiện giờ vẫn bị hạn chế.

Học sinh trường Nguyễn Huệ, dù được hưởng chất lượng đào tạo cao, cũng gặp nhiều khó khăn.
Tô Đức Mạnh cho biết : « Chúng cháu tập trung vào cách trở thành một người lao động tốt, một công dân tốt hơn là phát triển những kỹ năng riêng của chính mình và học cách thực hiện giấc mơ ».

 Ở Việt Nam, theo Đức Mạnh, việc tuyển dụng vẫn « dựa vào điểm số chứ không dựa vào việc chúng ta là ai ».

Switch mode views: