Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Liên Hiệp Quốc lại thất bại về hiệp ước buôn bán vũ khí

vukhi


Sau mười ngày thương lượng, các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc hôm qua 28/03/2013 đã không thể đạt được đồng thuận về hiệp ước quy định việc buôn bán vũ khí trên thế giới, do ba nước Iran, Bắc Triều Tiên và Syria chống đối.


Cả ba nước trên đã hai lần dứt khoát phản đối dự thảo hiệp ước. Mêhicô đề nghị không quan tâm đến sự chống đối của Teheran, Bình Nhưỡng và Damas, nhưng Nga cực lực phản bác.

Đại diện của Pháp, Jean-Hugues Simon-Michel nhấn mạnh việc bác bỏ dự thảo là từ các « quốc gia đang bị trừng phạt », tìm cách trốn tránh « nghĩa vụ quốc tế ».

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon tuyên bố « thất vọng sâu sắc về thất bại trên ».

Nhiều quốc gia trong đó có Hoa Kỳ, châu Âu và nhiều nước châu Phi, châu Mỹ la tinh đã ủng hộ đề nghị của Kenya là trình lên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để thông qua càng sớm càng tốt.

 Khi ra nghị quyết triệu tập hội nghị này vào tháng 12/2012, Đại hội đồng đã dự liệu trường hợp trên, và văn bản có thể được nghiên cứu ngay từ tuần tới với nhiều khả năng được đa số trên hai phần ba thông qua (130/193 thành viên).

Về phía các tổ chức phi chính phủ, bà Anna MacDonald của Oxfam tỏ ý tiếc là « Thế giới đã bị cản trở bởi ba nước », và khẳng định « Hiệp ước sẽ trở thành hiện thực, đây chỉ là vấn đề thời gian ».

Brian Wood của Amnesty cho rằng thái độ của ba quốc gia trên là « cực kỳ thâm độc », kêu gọi Đại hội đồng thông qua hiệp ước càng sớm càng tốt.

Đại sứ Iran Mohammed Khazaee cho rằng hiệp ước « mở ra cánh cửa cho việc chính trị hóa, thao túng và phân biệt đối xử », không quan tâm đến « quyền của các Nhà nước được mua vũ khí truyền thống để tự vệ chống xâm lăng ».

Đại diện Bắc Triều Tiên Ri Tong Il cam đoan dự thảo có thể « bị các nước xuất khẩu vũ khí lớn lợi dụng về chính trị ».

Còn đại sứ Syria Bachar Jaafari chỉ trích hiệp ước không đề cập đến việc « buôn bán vũ khí bất hợp pháp để hỗ trợ bọn khủng bố », ám chỉ việc các nước vùng Vịnh cung ứng vũ khí cho phe nổi dậy Syria.

Hiệp ước buôn bán vũ khí quốc tế được thảo luận từ hơn bảy năm qua, nhắm vào khía cạnh đạo đức trong việc bán các loại vũ khí quy ước, một thị trường lên đến 80 tỉ đô la/năm.

Nguyên tắc là mỗi nước trước khi giao dịch cần cân nhắc xem các loại vũ khí được bán có thể được sử dụng để tránh né cấm vận quốc tế, để tiến hành diệt chủng hay các « vi phạm nghiêm trọng » nhân quyền hay không, hoặc là khả năng rơi vào tay bọn khủng bố hay tội phạm.

Các loại vũ khí được đề cập bao gồm từ súng lục cho đến máy bay, chiến hạm, hỏa tiễn.

Switch mode views: