Trung Quốc dẫn đầu phong trào mua đất nông nghiệp tại các nước giầu
- Thứ Tư, 04 tháng Năm năm 2016 16:19
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Quỹ đầu tư Trung Quốc đã mua 1 700 ha đất ở vùng Berry, Pháp.
GettyImages / Cyrille Gibot
Phong trào đổ xô đi mua đất nông nghiệp ở các nước nghèo Châu Phi và Châu Á phải chăng đã kết thúc vì không mang lại nhiều lợi lộc, và một số nước, đi đầu là Trung Quốc, đang vung tiền tìm mua đất tại những nước giầu hơn, như Pháp, Úc, thâm chí cả Hoa Kỳ.
Trong một bài phân tích công bố hôm 04/05/2016, hãng tin Pháp AFP đã giải thích sự chuyển hưóng đó bằng lý do : đất ở các nước giầu tuy đắt, nhưng ít rủi ro hơn cho bên mua.
Từng nổi tiếng với những hợp đồng mua đất tại châu Phi trong thời gian trước đây, Trung Quốc trong thời gian gần đây đã lại được nhắc đến trong những thương vụ thu mua đất tại các nước như Úc, Canada và nhất là tại Pháp.
Theo ghi nhận của AFP, mới đây, một số tiết lộ về những hợp đồng mua đất khổng lồ tại Pháp hay Úc, Canada đã gây ngạc nhiên trong công luận, và nhất là đã làm cho giới lãnh đạo chính trị chưng hửng vì không hay biết gì về các thỏa thuận đã ký kết.
Tại Pháp chẳng hạn, chính quyền đã được biết một cách muộn màng là một quỹ đầu tư Trung Quốc đã mua 1.700 ha đất ở vùng Berry, miền trung bộ nước Pháp, để trồng lúa mì.
Tại Úc, nông trại lớn nhất thế giới - hơn 100 000 ha đất, tương đương với 2,5% đất nông nghiệp của quốc gia này, vào tháng tư vừa qua cũng đã suýt lọt vào tay Trung Quốc cùng với đàn gia súc 185 000 con, nhưng cuối cùng chính phủ Canberra đã chặn hợp đồng này lại, với lý do "trái với quyền lợi quốc gia của Úc".
Tại Canada, những vụ doanh nhân Trung Quốc vung tiền mua đất, như ở vùng Québec chẳng hạn, với mục tiêu trồng cỏ, xấy khô, rồi xuất khẩu qua Trung Quốc cũng đã khuấy động dư luận vào đầu năm.
Ngay cả Hoa Kỳ cũng lọt vào tầm nhắm của giới tìm mua đất nông nghiệp, dù đó không phải là người Trung Quốc.
Theo AFP, các nhà đầu tư Ả Rập Xê Út đã nhắm vào các cánh đồng cỏ tại hai bang California và Arizona để có cỏ nuôi đàn bò sữa 170.000 con của họ.
Đối với các nhà quan sát, phong trào mua đất nông nghiệp đã rộ lên vào khoảng năm 2008, với cuộc khủng hoảng giá nông sản và việc đóng cửa một số thị trường xuất khẩu.
Vào khi ấy, Trung Quốc và một số nước vùng Vịnh đã nhận thấy là phải đi mua đất nông nghiệp ở nơi khác để trồng trọt, và chuyển sản phẩm trở lại nước mình, hầu bảo đảm nguồn cung ứng lương thực.
Theo một nhóm chuyên gia, Land Matrix, nghiên cứu việc mua đất nông nghiệp, trên thế giới đã có hơn 42,4 triệu ha nằm trong hợp đồng của các nhà đầu tư nước ngoài và phân nửa đất mua là ở Châu Phi (22,9 triệu).
Thế nhưng, từ hơn 10 năm nay, theo ông Ward Anseeus, môt nhà nghiên cứu của viện Cirad ở Pretoria (Nam Phi), trên toàn bộ số đất nói trên, chỉ có 6% được khai thác tốt và chỉ 4% ở Châu Phi.
Phần lớn còn lại bị phá sản và các nhà đầu tư đã mất rất nhiều tiền, trong lúc sản xuất không hề bắt đầu.
Hệ quả, theo ông Ward Anseeus, rất rõ ràng : " Sau 3 hay 5 năm bế tắc, rõ ràng là việc mua đất ở Châu Âu hay Mỹ vì tuy giá có đắt hơn, nhưng có lợi hơn, với hạ tầng cơ sở tốt và nhất là bảo đảm có nước để sử dụng. "
Chuyên gia Devlin Kuyet, tổ chức phi chính phủ Grain, tại Montréal, Canada, giải thích là giới đầu tư vào đất nông nghiệp hiện chủ trương chọn những nơi ít rủi ro hơn, với quyền sở hữu được bảo đảm, và quay sang Úc, Mỹ hay châu Âu.
Thế nhưng, sự việc cũng không phải lúc nào cũng suôn sẻ.
Theo ông Kuyek, tại Canada chẳng hạn, " tỉnh Saskatchewan đã tổ chức xin ý kiến và sửa đổi luật pháp dưới áp lực của dân chúng, và cấm các quỹ hưu trí thu mua các trang trại. "
Đối với chuyên gia này, trong số các quỹ đầu tư tìm mua đất, các quỹ Trung Quốc vẫn quan trọng: " Trước đây họ tìm mua lâu đài ở Pháp. Bây giờ thì là đất nông nghiệp."
Tin mới
- Bầu cử tổng thống Philippines: Duterte làm đảo lộn bàn cờ - 06/05/2016 19:18
- Biển Đông : Trung Quốc sẽ siết chặt lệnh cấm đánh cá - 06/05/2016 18:52
- Ngư dân Chilê biểu tình do «thủy triều đỏ» làm nghêu chết hàng loạt - 06/05/2016 00:32
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 05-05-2016 - 05/05/2016 23:34
- Trung Quốc phá hủy môi trường Biển Đông, giới khoa học kêu gọi cứu nguy - 05/05/2016 22:46
- Trưng cầu dân ý Hiến pháp : Thủ đoạn bám quyền của quân đội Thái Lan? - 05/05/2016 20:40
- Biển Đông : Trung Quốc tập trận quy mô, huy động cả lực lượng ở Hoàng Sa và Trường Sa - 05/05/2016 20:31
- Ông Kasich chấm dứt chiến dịch tranh cử tổng thống - 04/05/2016 20:25
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 04-05-2016 - 04/05/2016 19:00
- Bầu cử sơ bộ Mỹ : Donald Trump lại thắng lớn, Ted Cruz bỏ cuộc - 04/05/2016 18:30
Các tin khác
- Giám Mục Nguyễn Văn Long nói về vai trò tôn giáo với đất nước - 04/05/2016 01:00
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 03-05-2016 - 03/05/2016 23:46
- Bầu cử tổng thống Mỹ : Xu hướng chống hiệp định tự do mậu dịch TPP và TTIP - 03/05/2016 22:06
- Biển Đông: Trung Quốc tăng cường hiện diện, chính sách Mỹ bị hoài nghi - 03/05/2016 18:00
- Hợp đồng tàu ngầm Úc: Do đâu Nhật bị Pháp phổng tay trên - 02/05/2016 20:18
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 02-05-2016 - 02/05/2016 19:23
- Lần đầu tiên Hàn Quốc và Iran họp thượng đỉnh - 02/05/2016 17:21
- Thông báo về tình trạng cá chết bất thường tại Miền Trung Việt Nam - 02/05/2016 01:52
- Mỹ trang bị vũ khí cho tàu ngầm Úc mua của Pháp - 02/05/2016 01:45
- Quốc Tế Lao Động : Ngày công nhân gây sức ép - 01/05/2016 23:22