Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Khủng hoảng Áo Vàng : Chính phủ Pháp tìm một lối thoát hẹp

france-aovang

Người Áo Vàng biểu tình ngày 1/12/2018, tại Paris.
REUTERS/Stephane Mahe

Cuộc biểu tình của phong trào Áo Vàng bắt nguồn từ phản đối thuế nhiên liệu khiến xăng dầu lên giá đã biến thành một cuộc bạo động phá phách chưa từng có từ nhiều thập kỷ qua ngay tại trung tâm thủ đô của Pháp hôm thứ Bảy (01/12/2018).

Sau bạo lực hỗn loạn, cảnh tượng hoang tàn và cả nỗi phẫn nộ, giờ là những cầu hỏi đặt ra cho chính phủ : Đâu là giải pháp chính trị để thoát khỏi khủng hoảng trong đối thoại ?

Các cuộc biểu tình của phong trào tự phát Áo Vàng liên tục diễn ra từ ngày 17/11 ban đầu với một yêu sách ngừng tăng thuế nhiên liệu làm tăng giá xăng dầu, đã nhanh chóng chuyển hướng sang nhiều yêu sách khác về đời sống của các tầng lớp người dân bị thiệt thòi.

Cao điểm của phong trào phản kháng là các cuộc biểu tình vào thứ Bảy hàng tuần, tập trung tại các thành phố lớn.
 Sự kiện diễn ra hôm thứ Bảy vừa qua là màn huy động thứ 3 liên tiếp như vậy.

Tổng thống Emmanuel Macron đang phải đối mặt với một thách thức lớn nhất từ khi ông lên nắm quyền.
 Chính phủ Pháp đang phải chạy đua với thời gian tìm lối thoát cho cuộc « khủng hoảng Áo Vàng » nghiêm trọng, đe dọa nền dân chủ, sự ổn định xã hội cũng như uy tín của chính phủ.

 Cuộc tham vấn khẩn cấp các đảng phái chính trị và cuộc đối thoại với người biểu tình trong hôm nay và ngày mai của thủ tướng Pháp là bước đầu tiên để tìm một lối thoát, dù là hẹp, ra khỏi cuộc khủng hoảng đang có nguy cơ lan rộng.

Chính phủ Pháp cùng lúc đối mặt với sức ép từ những người Áo Vàng, vẫn được sự ủng hộ khá đông đảo của dân chúng, theo các thăm dò dư luận.
 Cuộc huy động của phong trào này có cơ lan rộng gây hỗn loạn không kiểm soát nổi.

 Trong khi đó các đảng phái đối lập lợi dụng tình hình quy trách nhiệm cho chính quyền của tổng thống Macron.
Họ đưa ra những đòi hỏi giải tán Quốc Hội, như yêu cầu của đảng cực hữu Tập Hợp Quốc Gia (RN) ; trưng cầu dân ý về chính sách hiện hành, theo lãnh đạo đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa Laurent Wauquier hay đòi hỏi thủ tướng từ chức như kêu gọi của đảng cực tả La France Insoumise.

Trong bối cảnh điểm tín nhiệm của tổng thống và chính phủ đang ngày càng xuống thấp như hiện nay, giải tán Quốc Hội sẽ là sự tự tử chính trị của đảng cầm quyền. Trưng cầu dân ý thì về cái gì ?
 Riêng về thuế nhiên liệu hay toàn bộ chính sách hiện nay ?

Dù gì thì đây sẽ là sự phủ nhận khả năng lãnh đạo chính phủ hiện nay.
 Còn chuyện thay đổi thủ tướng, chỉ là giải pháp tình thế mà không mang lại được thay đổi gì về chính trị hay niềm tin vào chính phủ.

Đến lúc này các đảng phái chính trị đối lập vẫn một mặt lên án bạo lực nhưng họ không bỏ lỡ cơ hội thổi bùng lên ngọn lửa chống đối nhằm làm suy yếu tổng thống Emmanuel Macron.
 Vậy thì làm sao để tham vấn những đối tác đang chạy theo phong trào phản kháng để vụ lợi ?
Các lối thoát cho cuộc khủng hoảng hiện nay của chính phủ Macron dường như trở nên hẹp.

Đối với phong trào Áo vàng, đòi hỏi của họ giờ không còn là duy nhất chỉ còn có giảm giá xăng dầu mà đã mở ra những khó khăn, phẫn nộ của đông đảo tầng lớp dân chúng từ bình dân đến trung lưu.
Cuộc huy động của những người Áo Vàng vì thế có hội biến thái thành phong trào chống đối chính sách của chính phủ nói chung.
Tổng thống Emmanuel Macron hôm qua cho biết đã đề nghị thủ tướng Edouard Philippe tiếp các đại diện Áo Vàng.

Nhưng nếu chỉ để thương lượng ngừng tăng thuế nhiên liệu có đủ ?

 « Nối lại đối thoại không bao giờ là muộn », Bernard Vivier, giám đốc Viện nghiên cứu Lao động nhận định.
Ông Vincent Cauchy, một trong số các phát ngôn viên của phong trào Áo Vàng nhấn mạnh, chính phủ « phải đi xa hơn nữa suy xét về những bất bình xã hội mà những người Áo Vàng đã bày tỏ.
 Có sự phẫn nộ lớn trong dân chúng vì lao động không đủ sống, các phí đóng góp quá nặng… có sự bất bình đẳng giữa xác doanh nghiệp lớn không trả thuế và các doanh nghiệp nhỏ thì bị bóp nghẹt vì thuế má ».

Cũng cần phải nhắc lại là cuộc gặp cuối cùng giữa đại diện những người Áo Vàng với thủ tướng hôm 30/11 vừa qua đã thất bại.
Mọi nỗ lực đối thoại với các đối tác địa phương từ dân biểu, chủ doanh nghiệp, công đoàn, hiệp hội, xã hội dân sự với Áo Vàng để tìm ra giải pháp dường như đến lúc này vẫn bế tắc bởi tính chất vô tổ chức, mục tiêu đấu tranh không rõ ràng của phong trào phản kháng này.

Hành động của những người Áo Vàng dựa chủ yếu vào sức ép hay đe dọa.
Những phát ngôn viên tự xưng của phong trào không đại diện hết được cho tiếng nói của những người Áo Vàng thực sự.

Vào lúc các nỗ lực giải quyết khủng hoảng của chính phủ mới bắt đầu, những người Áo Vàng tiếp tục hành động.
Họ vẫn phong tỏa các trục lộ giao thông ở các tỉnh, phong tỏa các kho xăng và sáng nay có khoảng một trăm trường trung học cũng bị phong tỏa để phản đối cải cách giáo dục.

Chính phủ lúc này phải khẩn trương hành động, nhưng ít nhất cũng phải ra được một vài biện pháp cụ thể để làm dịu cơn phẫn nộ của những người Áo Vàng.

Switch mode views: