Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

TT D. TRUMP: ĐÃ ĐẾN LÚC LHQ PHẢI CẢI CÁCH

Trump LHQ

Tổng Thư Ký LHQ Antonio Guterres xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn phát ngày 23/4/2018 trên kênh truyền hình SVT của Thụy Điển đã thừa nhận Tổ chức LHQ “bất lực” trong giải quyết nhiều vấn đề đang phải đối mặt.

Ngày Thứ Ba 25/9/2018, trước Đại Hội Đồng LHQ, Tổng thống Donald Trump dành 3 lần đề cập cụ thể tới Tàu Cộng bằng thái độ giận dữ và ông cáo buộc Bắc Kinh đã thực hiện nhiều chính sách bất công đối với Hoa Kỳ.

TT Trump: “Bắc Kinh không ngừng bán phá giá sản phẩm, cưỡng ép chuyển gia công nghệ và ăn cắp sở hữu trí tuệ.

Nước Mỹ đã mất hơn 3 triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất - gần ¼ của toàn bộ công ăn việc làm trong ngành thép và 60.000 nhà máy, sau khi TC gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

 Chúng tôi đã mất 13.000 tỷ USD vì thâm hụt thương mại trong 2 thập kỷ qua,” ông nói. “Những ngày đó đã chấm dứt.
Chúng tôi sẽ không nhân nhượng với sự lạm dụng này nữa. Chúng tôi sẽ không cho phép công nhân của mình trở thành nạn nhân, các doanh nghiệp của mình bị lừa gạt và tài sản của Mỹ bị bòn rút và chuyển ra nước ngoài. Mỹ sẽ không bao giờ xin lỗi vì bảo vệ công dân của mình.

TT D. Trump khẳng định sự độc lập của Mỹ đối với cộng đồng quốc tế. Ông nói: “Chúng tôi bác bỏ chủ thuyết toàn cầu và chúng tôi ủng hộ thuyêt “ái quốc”.

Tổng thống Trump đưa ra một loạt danh sách các cơ chế mà chính phủ Mỹ hiện đang muốn làm suy yếu hoặc rời bỏ, từ Tòa Án Tội phạm Quốc tế (ICC) cho tới Ủy Ban Nhân Quyền LHQ. Rõ ràng, cơ quan LHQ đã tỏ ra bất lực đối Tàu Cộng đang ra sức thao túng cơ quan này.

 Ông nói: “Hãy tập trung nhiều hơn vào con người, ít hơn vào bộ máy quan liêu”. Khi đang là ứng cử viên tổng thống, ông Trump đã chỉ trích gay gắt LHQ và nói về sự yếu kém và bất tài thậm tệ của tổ chức này”.

Ngày 18/9/2018, TT Trump nói: “LHQ đã không đạt được triển vọng của chúng ta do bộ máy quan liêu và quản lý tồi,” ông khuyến khích các quốc gia thành viên có lập trường can đảm để thay đổi cách làm việc của LHQ, thay vì: “Theo cách làm của quá khứ mà hiện giờ không còn hoạt động tốt”.

 Ông kêu gọi vị Tổng thư ký mới của LHQ, ông Antonio Guterres phải tiến hành cải cách.

TÀU CỘNG THAO TÚNG CƠ QUAN LHQ NHƯ THẾ NÀO?

Theo bài phân tích của chuyên gia Patrick Wintour. Sau nhiều năm lặng tiếng, Tàu Cộng giờ đang nỗ lực thao túng quyền lực, tăng cường đóng góp ngân sách và bắt đầu gieo mầm quan điểm thế giới của mình vào LHQ, nhất là các vấn đề chấp hành luật pháp quốc tế và nhân quyền.

BÁC PHÁN QUYẾT CỦA TÒA TRỌNG TÀI LHQ:

Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) có trụ sở ở La Haye, Hòa Lan, là cơ quan Tư pháp của LHQ, được thành lập vào năm 1945 theo Hiến chương LHQ.

Mục đích chính của ICJ là để xét xử tranh chấp giữa các quốc gia trên thế giới. Trong một phán quyết quan trọng, Tòa án Trọng tài Thuờng trực tại La Haye bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của Tàu Cộng trên Biển Đông, phán rằng TC không có “Chủ quyền dựa trên yếu tố lịch sử” tại vùng biển rộng lớn này là để xử vụ kiện của Philippines vào năm 2013, Manila đã tố cáo Bắc Kinh vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển - gọi tắt là UNCLOS, qua các hành động muốn lấn chiếm bãi cạn Scarborough, chỉ cách bờ biển Philippines khoảng 225 km.

Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye - PCA nói tuyên bố của Bắc Kinh đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông theo lằn ranh cái gọi là “đường 9 đoạn” trải dài từ vùng duyên hải phía Tây Hoa Lục, đi ngược lại với Công ước LHQ về Luật Biển, ấn định ranh giới biển của một nước trong phạm vi 12 hải lý từ bờ biển của nước nầy và quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của nước đó.

Nhưng, Bắc Kinh đã ngang ngược tẩy chay các thủ tục tố tụng tại tòa, nói rằng Tòa Trọng tài Quốc tế không có quyền tài phán trong cuộc tranh chấp và nhấn mạnh họ sẽ không chấp nhận, công nhận hoặc thực thi bất cứ phán quyết nào về Biển Đông, mặc dù họ đã ký Công ước LHQ về Luật Biển.

Ngày 15/11/2018, Phó tổng thống Mike Pence nói tầm nhìn của Hoa Kỳ về khu vực cần sự tôn trọng đối với các nước láng giềng và luật pháp quốc tế, tái khẳng định cam kết của Tòa Bạch Ốc tại Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Ông khẳng định rằng, “Mỹ vẫn tiếp tục cam kết duy trì tự do vùng trời và vùng biển, nơi chúng tôi kề vai sát cánh với các bạn trong vấn đề tự do đi lại” và Hải quân Mỹ đã tiến hành tuần tra thường xuyên trên Biển Đông, thực hiện hoạt động “tự do hàng hải” bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, đã khiến Bắc Kinh tức giận phản đối bằng mồm, vì những gì mà họ cáo buộc Mỹ là “xâm phạm chủ quyền” của nước họ.

THAO TÚNG CÁC CƠ QUAN NHÂN QUYỀN CỦA LHQ:

Tháng 10//2017, Human Rights Watch, một tổ chức nhân quyền quốc tế lớn của Mỹ, công bố một báo cáo dài 96 trang nói về những nỗ lực của Tàu Cộng trong việc chi phối và phá hoại các cơ chế nhân quyền chủ yếu của LHQ.

Bắc Kinh hành động như vậy để tránh bị chỉ trích về nhân quyền, vừa để bảo vệ các đồng minh của mình.
Báo cáo này có tên là “Cái giá của vận động quốc tế -
Sự can thiệp của TQ vào các cơ chế Nhân quyền LHQ”. Nó đề cập đến một vấn đề rất quan trọng rằng, trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đã bày binh bố trận để đẩy lùi những chỉ trích đối với thành tích nhân quyền ngày càng xấu của họ.

Kể từ vụ thảm sát ở Tiananmen (Thiên An Môn) năm 1989. Đàn áp dã man Pháp Luân Công, mổ sống cướp nội tạng của 2 triệu học viên Pháp Luân Công đem bán chợ đen thu USD.
Đây là một nghề kinh doanh đẫm máu mà Bắc Kinh đã tìm mọi cách bào chữa cho những chỉ trích về nhân quyền một cách quyết liệt.

Nhà hoạt động dân chủ Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba) khôi nguyên Nobel Hòa Bình, mắc bệnh ung thư trong trại giam và qua đời ngày 13/7/2017 trong một bệnh viện được an ninh TC canh phòng cẩn mật mà không có áp lực quốc tế nào can thiệp được.

Cái khác của hôm nay so với 10 hay 20 năm về truớc là mức độ ảnh hưởng của TC và một số các quốc gia khác ngày càng dè dặt trong việc chống lại sự chi phối và đe dọa của TC về vấn đề nhân quyền.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi TC sẽ chống lại hoặc thậm chí phá vỡ các cơ chế “nhân quyền toàn cầu”.

Cả trước và sau khi trở thành tổng thống 45 của Hoa Kỳ, TT D. Trump đã chỉ trích LHQ một cách không thương tiếc về sự kém cỏi toàn diện của LHQ, nếu không nói là bất lực trong vấn đề nhân quyền.
Ngoài các đặc điểm chung của Chủ nghĩa cộng sản độc tài, toàn trị, chuyên chế phản dân chủ, xâm lăng các nước nhỏ để bành trướng lãnh thổ.

Thực hiện chính sách “Hán hóa” vô cùng dã man tàn bạo. Bắc Kinh không ngần ngại tàn sát dân chúng bản địa nhằm tiêu diệt những người chúng cho là chủng tộc “hạ đẳng”, chỉ có Hán tộc là chủng tộc “thượng đẳng” dù họ không phải là đối tượng của chiến tranh.
Hành động nói trên xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bệnh hoạn của Tập Cận Bình, gần giống như Hitler, coi chủng tộc German là thượng đẳng.

Tại diễn đàn LHQ, TT D. Trump tuyên bố rằng, “Xã hội Chủ nghĩa” chỉ đem lại sự nghèo đói, đàn áp dân chúng bằng bạo lực và kêu gọi toàn thể nhân loại đoàn kết tiêu diệt “Chủ nghĩa xã hội” trên thế giới.

Ngược lại, Đảng Dân Chủ với những cặp bài trùng hoạt đầu Barrack Obama - Hillary Clinton, Bernie Sanders - Joe Biden với sự yểm trợ tài chánh của tỷ phú “mất dạy” George Soros muốn biến Hoa Kỳ thành một nước Xã Hội Chủ Nghĩa (còn khuya!).
Bắc Kinh đừng xem thường những gì TT Trump nói, ông sẽ thực hiện lời hứa này trong nhiệm kỳ thứ hai của ông.

CHÍNH SÁCH “HÁN HÓA” TÂN CƯƠNG & TÂY TẠNG:

Dân tộc Duy Ngô Nhĩ (Uighur) nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, theo đạo Hồi ở Tân Cương và nguời Tây Tạng theo Phật giáo.
Mặc dù giữa Tân Cương và Tây Tạng từ địa lý, văn hóa đều không có một điểm nào tương đồng, nhưng các cuộc bạo động tại hai vùng ven biên của TC đều mang sắc thái chung.

Theo nhận định của giới chuyên gia được AFP trích dẫn thì mẫu số chung này đều phẫn nộ chính sách “Hán hoá” cực kỳ dã man, thô bạo của Bắc Kinh, nếu không muốn nói Bắc Kinh muốn diệt chủng cả hai dân tộc này, bắt buộc họ phải nổi dậy phản kháng bằng bạo lực để tồn tại là chuyện tự nhiên.

Chính sách đồng hóa này, được thực hiện có hệ thống từ khi ĐCSTQ do Mao Trạch Đông lãnh đạo, chiếm chính quyền từ năm 1949 tại Đại Lục.
 Sau hơn 69 năm, chính sách Hán hóa bằng cách đưa người Hán lên định cư tại 2 khu vực tự trị này làm đảo lộn quân bình dân số.

 Chỉ riêng tại thủ phủ Lhassa, người Hán chiếm hơn 20% và kiểm soát hầu hết mọi hoạt động kinh tế - thương mại.
Còn tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương, người Hán đã chiếm đa số với khoảng 80%, người Duy Ngô Nhĩ trở thành thiểu số ngay trên quê hương của mình.

Chính sách Hán hóa được Bắc Kinh và các chính quyền địa phương qua các biện pháp tàn nhẫn và khốc liệt như bóp nghẹt văn hóa truyền thống, tiêu diệt ngôn ngữ, ngăn cấm tự do tín ngưỡng và sinh hoạt tôn giáo.
Người Hán xem người Duy Ngô Nhĩ & Tây Tạng xuống cấp là loại “công dân hạng hai” ngay trên quê hương của tổ tiên họ để lại.

THẢM HỌA DIỆT CHỦNG DÂN TỘC UIGHURS:

Ngày 17/9/2018 vừa qua, bà Louisa Greve, Giám đốc đối ngoại của Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ có trụ sở tại Washington, D.C, đã tham gia vào một cuộc thảo luận về nhân quyền tại Đại Lục cùng 2 luật sư nhân quyền David Matas và Madeleine Briggett.

 Bà Greve đã đưa ra những thông tin mới nhất về tình hình người Duy Ngô Nhĩ tại Khu tự trị Tân Cương.
Thảm họa diệt chủng tại Đông Turkestan (Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương) cần sự vào cuộc khẩn cấp của LHQ và cộng đồng quốc tế.

 Việc bắt giam những người Duy Ngô Nhĩ trên quy mô lớn vào các trại tập trung đang diễn ra ở đây. Đã có hơn 1.000.000 người Duy Ngô Nhĩ, có thể nhiều hơn nữa, đã bị bắt đi khỏi tổng số 11 triệu dân bản địa.
Không có người Duy Ngô Nhĩ nào có thể tránh khỏi bị bắt vào các hệ thống trại tập trung.

Theo tổ chức nhân quyền Human Rights có tài liệu đầy đủ về việc phụ nữ mang thai, người già mắc trọng bệnh và người tàn tật cũng bị giam tại các trại tập trung bị tra tấn về thể xác lẫn tinh thần.
Ước tính có khoảng 1,3 triệu người buộc phải tham gia các khóa huấn luyện tẩy não tuyên truyền chính trị vào ban ngày hoặc buổi tối.

Trải qua tiến trình Hán hóa thông qua các giờ học tiếng Tàu và văn hóa Chệt.
 Những chương trình gây áp lực tâm lý nặng nề kiểu này, cho thấy chính quyền Bắc Kinh đang muốn cưỡng chế đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ, triệt tiêu nền văn hóa truyền thống và tín ngưỡng của họ.

Ngoài ra, việc cưỡng bức cướp lấy nội tạng từ những người Duy Ngô Nhĩ còn khỏe mạnh để thỏa mãn nhu cầu cần thay thế nội tạng của bệnh nhân ngày càng nhiều tại Hoa Lục.
Vì vậy, vào ngày 30/7/2018, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã bày tỏ quan ngại về việc này, một số lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ bị mất tích và đã gia tăng trong năm nay.

Hiệp hội các học giả Nghiên cứu Diệt chủng Quốc tế “International Association of Genocide Scholars” (IAGS) là một tổ chức phi chính trị của các học giả trên khắp thế giới được thành lập với mục đích nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của các cuộc diệt chủng, đã gọi cuộc đàn áp Pháp Luân Công và bắt giam hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ vào các trại tập trung tại Đại Lục là một cuộc diệt chủng lạnh (cold genocide) - một thuật ngữ mới được sử dụng trong nghiên cứu tội ác diệt chủng của Bắc Kinh.

Hãng Reuters ngày 10/8/2018 dẫn lời bà Gay McDDougall thuộc Hội đồng Nhân Quyền LHQ, bà nói trong phiên họp ở Geneve:
 “Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước nhiều báo cáo đáng tin cậy rằng, dưới danh nghĩa chống lại “chủ nghĩa cực đoan tôn giáo” và gìn giữ ổn định xã hội, Bắc Kinh đã biến khu tự trị Tân Cương, tập trung người Duy Ngô Nhĩ vào hệ thống trại giam khổng lồ và bí mật”.
Bà McDougall ước tính có đến 2 triệu người Duy Ngô Nhĩ và Hồi giáo thiểu số bị buộc phải vào “các trại giáo dưỡng chính trị” ở miền Tây Tân Cương”.

Mới đây, ngày 06/11/2018 tại Genève, phái đoàn đông đảo của Bắc Kinh do thứ trưởng Ngoại giao Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng) làm trưởng đoàn, đã hứng chịu trận bão chỉ trích trong phiên “Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát” (UPR) ở Hội đồng Nhân Quyền LHQ.

· Đại diện Mỹ Mark Cassayre đòi hỏi Bắc Kinh: “Chấm dứt tất cả các  kiểu bắt giam tùy tiện, trả tự do ngay lập tức cho hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người Uighurs bị giam giữ trong các trại cải tạo ở Tân Cương”.

·Đại sứ Pháp Francois Rivasseau cũng yêu cầu: “Kết thúc việc giam giữ người hàng loạt trong các trại tập trung,” ông đề nghị. “Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet giám sát tình hình tại chỗ”.

Trong lúc đại sứ các nước liên tục đặt câu hỏi, đả kích, chất vấn phái đoàn Tàu Cộng, bên ngoài trụ sở Hội đồng Nhân quyền LHQ, có khoảng 500 người biểu tình với các khẩu hiệu đòi Bắc Kinh “Chấm dứt diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ”.

Do bị đả kích tại LHQ cũng như các nước phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ, Bắc Kinh sau nhiều tháng chối cãi sự hiện diện của các trại giam này, đã tung ra một chiến dịch tuyên truyền nhằm giới thiệu các trại cải tạo trên đây như là các trung tâm dạy nghề. Mục đích lập ra, theo Tàu Cộng là: ngăn ngừa khủng bố trỗi dậy, trong số bối cảnh người Duy Ngô Nhĩ là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tấn công đẫm máu trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, một cuộc điều tra của AFP dựa trên 1.500 tài liệu có thể tham khảo trên mạng cho thấy các trung tâm trên là “nhà tù” thay vì trường dạy nghề.

Hàng ngàn quản giáo được trang bị hơi cay, ma - trắc, súng điện… giám sát các trại cải tạo bao quanh là những hàng rào thép gai và camera hồng ngoại.
Những trại này phải giảng dạy như ở trường học, nhưng được quân đội quản lý và được canh gác chặt chẽ  như những nhà tù.

 Một chỉ thị cho chính quyền địa phương đòi hỏi, mỗi gia đình phải có ít nhất một người vào trại tập trung cải tạo trong thời gian tối thiểu 3 tháng?
Có nhiều người Duy Ngô Nhĩ ra đi chẳng bao giờ trở về nhà, vì nội tạng của họ bị đem ra bán chợ đen.
Tại Tân Cương, người dân Duy Ngô Nhĩ giống như bầy cừu đang chờ vào lò mổ để bị làm thịt lấy nội tạng. Họ đã mất hết hy vọng.

Tưởng cũng nên nhắc lại sự kiện, bà Rebiya Kadeer kêu gọi LHQ điều tra về số phận của 10.000 người Duy Ngô Nhĩ bị lực lượng an ninh vũ trang TC bắt đi mất tích trong đêm 05/7/2009.
 Số người này bị bắt chở đi đâu hay bị đưa vào lò mổ lấy nội tạng? Bà Rebiya Kadeer kêu gọi LHQ cho đại diện đến khu tự trị Tân Cương điều tra, nhưng tiếng kêu gọi của bà không được LHQ đáp ứng.
LHQ bất lực vì bị Tàu Cộng dùng quyền phủ quyết, bác bỏ lời yêu cầu của bà.

Một bài điều tra trên báo Libération dẫn lời Omurbei Eli, một nguời Duy Ngô Nhĩ bị đi cải tạo khoảng 20 ngày mô tả: “Trong xà lim có khoảng 40 tù nhân, tất cả đều là người đạo Hồi, có 2 camera giám sát. Ngủ thì phải thay phiên, mỗi tháng chỉ được tắm một lần.
Việc bị đánh đập thường xuyên diễn ra, có những người không chịu nỗi đã tự sát”.

Bị đàn áp dã man như thế, nhưng theo chuyên gia Thierry Kellner trên Le Monde, khả năng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đứng lên đấu tranh vũ trang là rất thấp.
Ngoài sự bênh vực từ các tổ chức phi chính phủ, ít có nuớc nào muốn chọc giận Bắc Kinh, chỉ trừ TT D. Trump của Hoa Kỳ đã làm cho Tập Cận Bình phải kiêng nể, không dám chọc giận ông. Gió đã đổi chiều ở Biển Đông và eo biển Đài Loan.

THẢM HỌA DIỆT CHỦNG DÂN TỘC TÂY TẠNG:

Hành động thiêu sống tù binh của IS trước đây, xem ra thật dã man và cực kỳ tàn bạo, nhưng không thể nào so sánh được với 140 người dân hiền lành Tây Tạng tự thiêu để cảnh tỉnh thế giới về bản chất “Hán hóa” quá tàn bạo của Bắc Kinh, muốn xóa sổ Tây Tạng.
Ông Gyatso là người Tây Tạng thứ 140 đã nổi lửa tự thiêu. Cuộc bức hại của chính quyền Bắc Kinh đã và đang làm trên 1.000.000 người Tây Tạng bị thiệt mạng.

Dân tộc Tây Tạng với nền văn hóa truyền thống theo đạo Phật đồ sộ ở khu tự trị Tây Tạng có diện tích 1,25 triệu km2, nhưng dân số chỉ còn có 3,18 triệu người.
Bắc Kinh vẫn thường xuyên tuyên bố rằng, Tây Tạng là một phần thuộc lãnh thổ của Tàu Cộng bất chấp sự phản đối từ người dân Tây Tạng.
 Vào ngày 07/10/1950, chính quyền cộng sản TQ mang quân đánh chiếm xứ này.
Chính phủ Tây Tạng dưới sự lãnh đạo của Đức Đạt Lại Lạt Ma đã sử dụng các biện pháp hòa bình để đàm phán. Nhưng Bắc Kinh không giữ cam kết.

Đầu năm 1957, QĐNDTQ đã pháo kích, ném bom, phá hủy làng mạc, chùa chiền của Tây Tạng.
Nhiều dân lành vô tội bị quân lính TC tra tấn sát hại. Những nông dân nào tỏ ý chống đối chính quyền Bắc Kinh, con gái của họ từ 13 - 20 tuổi bị cưỡng bức lõa thể đi diễn hành ngoài đường phố, trong khi lính TC đứng nhìn la hò thích thú.

Nhiều ni cô Tây Tạng bị lính TC hãm hiếp tập thể. Các nhà sư và ni cô bị cưỡng ép phải kết hôn.
Nạn nhân đôi khi còn bị tra tấn bằng cách lột da sống. Chồng bị tàn sát trước mặt vợ; các phụ nữ và con gái bị cưỡng hiếp và bị bắn chết trước sự chứng kiến của thân nhân.

Trẻ con Tây Tạng bị bắt buộc cầm súng bắn giết cha mẹ… Theo báo cáo của Ủy ban Điều tra tại Quốc hội Hoa Kỳ về nạn nhân bị sát hại dưới chánh quyền của ĐCSTQ trong thời gian những năm 1949 - 1971 là vào khoảng vài triệu người Tây Tạng.
 Cho tới nay, người Tây Tạng vẫn đang sống dưới sự đàn áp của chính quyền Bắc Kinh. Sự bức hại người Tây Tạng vẫn còn tiếp tục đã bị cả thế giới lên án.

Chính quyền Bắc Kinh rất mạnh tay trong việc đốt phá chùa chiền. Từ chỗ có hơn 2.600 ngôi chùa Phật Giáo, Tây Tạng nay chỉ còn lại vỏn vẹn 70 chùa.
Trong 10 năm “cách mạng văn hóa” (1966 -1976), Phật giáo Tây Tạng còn bị phá hủy nặng nề hơn nữa. Chùa chiền, tu viện bị đập phá đến hoang tàn, bị ném bom tiêu hủy. Các nhà sư và ni cô bị cưỡng ép phải hoàn tục, kết hôn, bị buộc phải đi ngược lại giới luật và đức tin của mình, thậm chí còn bị tra tấn, bỏ tù.

 Sự kiện mới đây, hồi cuối tháng 7/2016, chính quyền Bắc Kinh đã đưa quân đội vào phá vỡ Học viện Phật giáo Larung Gar, nơi vốn được coi là thánh địa Phật Giáo Tây Tạng.
Chính quyền đã huy động cơ giới máy kéo, máy xúc đập phá rất nhiều kiến trúc truyền thống ở đây, đẩy hơn 40.000 tăng ni vào cảnh màn trời chiếu đất.

KẾT LUẬN:

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ trình dự luật hôm 14/11/2018 kêu gọi chính quyền TT Trump có biện pháp mạnh mẽ hơn về việc Bắc Kinh đàn áp dã man người Hồi giáo Uighur.
Việc chế tài có thể gồm các quan chức khác bị cáo buộc lạm dụng nhân quyền.
Theo Reuters, dự luật cũng sẽ yêu cầu Tổng thống Trump lên án các hành động của Tàu Cộng ở Tân Cương, kêu gọi có một “điều phối viên đặc biệt” của Mỹ về vấn đề này và gây áp lực về việc cấm xuất cảng công nghệ của Mỹ mà Bắc Kinh có thể lợi dụng để giám sát và giam giữ hàng loạt người dân tộc Uighur.

Dân biểu Chris Smith là một trong những người đề xướng dự luật này tại Thượng viện và Hạ viện.
Tòa Bạch Ốc và sứ quán TC tại Washington không bình luận về dự luật được TNS Cộng Hòa Marco Rubio và TNS Dân chủ Bob Menendez đề xướng.

Các nhà Lập pháp Mỹ cũng bày tỏ sự phẫn nộ trước các chết của một vị cao tăng Tây Tạng trong nhà tù TC và thúc giục Bắc Kinh ngưng ngay các chính sách đàn áp ở Tây Tạng.
Theo tường thuật do thông tín viên Yang Chen của đài VOA gởi về từ Điện Capitol, nữ dân biểu Zoe Lonfgren còn tố cáo Bắc Kinh phạm tội diệt chủng ở Tây Tạng..

Hiến chương LHQ được ký kết trong Hội nghị LHQ về Tổ chức Quốc tế tại San Francisco, California ngày 26/6/1945 bởi 51 nước thành viên đầu tiên, có hiệu lực từ ngày 24/10/1945 sau khi được phê chuẩn bởi 5 quốc gia sáng lập: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Xô và Trung Quốc là có quyền phủ quyết.

Các chuyên gia cho rằng, cơ cấu của HĐBA ngày nay đã quá lỗ thời, vì 5 thành viên thường trục kể trên trong đó có Tàu Cộng là quốc gia sống ngoài vòng luật pháp Quốc tế và là nước vi phạm nhân quyền khủng khiếp nhất thế giới qua 6 hành động điển hình bị cả thế giới lên án từ 50 năm qua tới nay:
·        Đàn áp Phật Giáo Tây Tạng.
·        Đàn áp Thiên Chúa Giáo.
·        Thảm sát Thiên An Môn.
·        Đàn áp Pháp Luân Công.
·        Bác bỏ Phán quyết của Tòa Thường trực Quốc tế PCA.
·        Diệt chủng dân tộc Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Chính vì HĐBA LHQ bất lực trong việc giải quyết các vấn để vừa kể trên vì quyền phủ quyết của Tàu Cộng.
Bắc Kinh luôn bác bỏ và kêu gọi Hoa Kỳ và Quốc tế không được can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc ở Tân Cương và Tây Tạng…

Chính vì vậy, Hoa kỳ đã rút chân ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, “Cơ quan “đạo đức giả và vụ lợi” và tạo ra một sự nhạo báng về quyền con người”, đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ  Nikki Haley nói.

Tôi tin chắc rằng, Tổng thống D.Trump sẽ thực hiện lời hứa của mình, tái cấu trúc HĐBA Liên Hiệp Quốc loại tên hung đồ Tàu Cộng ra khỏi Liên Hiệp Quốc trong thời gian gần đây.

Switch mode views: