Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung Quốc bảo vệ Đại hội Đảng XII trong tình huống "có đảo chính"?

Ai là Trần Ích Tắc?

tu tru
Những ngày đầu năm mới 2016, trong không khí náo nhiệt của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang nô nức chuẩn bị các hoạt động đón mừng thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, chúng tôi, những Đảng viên, tri thức Việt Nam lại vô cùng lo lắng trước thông tin một số Lãnh đạo cao nhất của Đảng và Quốc hội đang tìm mọi thủ đoạn, mọi giá để tham quyền cố vị, tiếp tục duy trì quyền lãnh đạo Đảng trong nhiệm kỳ lần thứ XII tiếp theo.

 Đã đành là “gừng càng già cang cay”, thế hệ lãnh đạo trẻ cần kế thừa và có thế hệ đàn anh dẫn dắt. Song, điều gây bàng hoàng, phẫn nộ và cay đắng cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc Việt Nam là những người lãnh đạo cao nhất đó quá tham vọng, chấp nhận mọi giá để bảo vệ quyền lực chính trị.

Họ đã tham vọng đến mức lú lẫn, mất bản lĩnh chính trị đến mức hèn hạ cúi đầu lệ thuộc Trung Quốc, chấp nhận chà đạp lên lợi ích của Tổ quốc, dân tộc cũng như lợi ích toàn Đảng khi nhân danh bảo vệ Đảng để cầu viện ngoại bang Trung Quốc giúp đỡ đảm bảo an ninh cho Đại hội Đảng XII, chấp nhận rước quân Trung Quốc dưới danh nghĩa “chống khủng bố” sang hỗ trợ Việt Nam để răn đe, tấn công vào người dân Việt Nam trong tình huống nguy biến đến thể chế chính trị.

Dù bộ máy tuyên truyền chính thống của Đảng và Nhà nước hàng ngày tuyên truyền ra rả về những thành tựu của Đảng cũng như “đạo đức cách mạng” trong sáng của người Đảng viên.

Dù rất muốn tin những thông tin đơn thư, đấu đá nội bộ nhân sự Đảng cấp cao đang tán phát tràn ngập trên mạng internet là những thông tin không đúng sự thật, thông tin bị bóp méo nhằm phá hoại Đại hội Đảng XII của các thế lực thù địch.

Song, qua một số nguồn tin bí mật của chúng tôi cho biết thì hành động yếu hèn, phản bội tổ quốc, dân tộc, phản bội Đảng của một số Lãnh đạo cao nhất nói trên là đúng sự thật, dù nó trần trụi đáng buồn, phẫn nộ và thất vọng, không khác gì “tấm gương” ô trọc của một số tiên đế, tiên vương “rước rắn về cõng gà nhà” như TRẦN ÍCH TẮC, LÊ CHIÊU THỐNG đã bị lịch sử dân tộc Việt Nam đời đời nguyền rủa. Thậm chí, trong thời đại ngày nay, do tham vọng chính trị làm mờ mắt, việc lệ thuộc ý thức hệ dẫn đến hành động phản quốc sẽ gây ra hậu quả nặng nề gấp nhiều lần hơn trước, có thể đưa lịch sử nước ta quay lại vòng lệ thuộc Trung Quốc vĩnh viễn.

Để rõ hơn thông tin ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ông Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đang làm gì cho tổ quốc và nhân dân Việt Nam, chúng tôi xin trả lời một số câu hỏi về việc Ai là người tham vọng chính trị nhất?; họ đã làm gì, có cầu viện ngoại bang để tham quyền cố vị không?; hậu quả của hành động phản bội Tổ quốc, cầu viện ngoại bang đã đến mức nào?; Các ủy viên TW Đảng, Đảng viên cần phải làm gì trong những ngày diễn ra Hội nghị TW 14?

Thứ nhất: Ai tham vọng chính trị và tham vọng đến mức nào?

Sáng ngày 8/1/2016, Bộ Chính trị đã có hội nghị họp bàn, chuẩn bị sắp xếp nhân sự “Tứ trụ” để trình Hội nghị TW 14. Ngay từ buổi sáng, hội nghị đã đi vào bế tắc khi bàn đến những trường hợp đặc biệt quá tuổi tiếp tục tái cử do có tới 04 ông là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh tự đề đạt nguyện vọng được tái cử.

Do hội nghị bế tắc từ sáng, nên phải đến tối cùng ngày 8/1, Bộ Chính trị mới tiếp tục tổ chức họp để thống nhất việc đề cử vị trí “Tứ trụ”.

Tại buổi họp này ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại một số nội dung Nghị quyết 244 của BCT quy định về việc đề cử, ứng cử, giới thiệu nhân sự Đại hội Đảng, trong đó có việc Bộ Chính trị đề cử nhân sự "Tứ trụ" trình Hội nghị TW phải theo quy trình từ dưới lên.

Ông Nguyễn Thiện Nhân có nêu ý kiến về việc nếu Bộ Chính trị thông qua danh sách đề cử nhân sự “Tứ trụ” trình Hội nghị TW là không đúng với quy định và vi phạm Nghị quyết TW 244 do chính tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và BCT đặt ra, là không tôn trọng TW vì thế nên bỏ luôn Quy định 244 đi vì BCT đặt ra xong lại chính BCT vi phạm thì nên bỏ đi luôn để cho HNTW quyết định.

Trong khi đó ông Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến ngược lại, đề nghị Bộ Chính trị tiếp tục thông qua danh sách cho dù có trái với quy định 244 của BCT và sẽ đưa ra xin ý kiến tại Hội nghị TW về việc trái quy định này.

Ông Phùng Quang Thanh có ý kiến chung dung và cuối cùng là bảo vệ ý kiến của Ông Trọng là để BCT tiếp tục thực hiện việc đề cử 4 vị trí Tứ Trụ mặc dù có vi phạm Nghị Quyết 244.

Theo trình tự từ cao xuống thấp (mỗi người không được bỏ phiếu cho chính mình), kết quả bỏ phiếu như sau: Bà Kim Ngân do ông Sinh Hùng giới thiệu chức danh Chủ tịch Quốc hội với 15/16 phiếu tín nhiệm; Ông Trần Đại Quang do ông Sang giới thiệu chức danh Chủ tịch nước với 14/16 phiếu; ông Nguyễn Xuân Phúc do ông Trọng giới thiệu chức danh Thủ tướng Chính phủ với 10/16 phiếu; Ông Nguyễn Phú Trọng do ông Tô Huy Rứa giới thiệu với 12/16 phiếu tín nhiệm.
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không ứng cử và cũng không đồng ý cho ai đề cử Ông (có lẽ vì Ông nhận thấy việc ứng cử là vi phạm Nghị Quyết 244 nên không tham gia).

Như vậy, ngay từ đầu hội nghị này, chúng ta đã có thể thấy rõ Ai tham vọng chính trị, Ai đủ và không đủ tiêu chuẩn “không tham vọng chính trị” do TW Đảng đặt ra đối với nhân sự tham gia vào Ban chấp hành TW và Bộ Chính trị khóa XII tới.
Chỉ có một mình ông Trọng thuộc diện trường hợp đặc biệt tái cử và bỏ phiếu tín nhiệm danh sách “Tứ trụ” trình Hội nghị TW 14 (dù cả Ông Trọng và 15 UVBCT còn lại đều biết rằng việc đề cử các vị trí Tứ Trụ này là vi phạm nghiêm trọng quy trình bầu cử mà Nghị quyết 244 của TW đã đặt ra)

Đến đây, cuối buổi họp, chúng ta đã thấy rõ hơn Ai là người tham vọng chính trị nhiều nhất, Ai tỏ rõ thái độ quyết tâm duy trì quyền lực chính trị, tự cho mình được quyền đứng trên và trái với nghị quyết của TW Đảng đề ra.

Thứ hai: Chuyến thăm Trung Quốc cuối nhiệm kỳ của ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có gì bất thường?

Chuyến thăm này có thể đã được ngành Ngoại giao và Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội hai nước chuẩn bị từ lâu và kỹ lưỡng.
Song, một chuyến công du đối ngoại của một vị lãnh đạo cấp cao, dù ở bất kỳ nước nào, nếu thực hiện vào cuối nhiệm kỳ, nhất là vào những ngày cuối của năm cùng, tháng tận, thông thường có lẽ không phải là một lựa chọn hay, thậm chí còn phải tránh nếu vị lãnh đạo đó kỹ tính.

 Do vậy, chuyến đi của ông Chủ tịch Quốc hội đến một nước lớn Trung Quốc làm cho dư luận có cảm giác có cái gì đó bất thường, vội vàng.

Nghi vấn đó càng có tính hợp lý, lô gích hơn khi hàng ngũ lãnh đạo cấp cao Việt Nam vừa trải qua hội nghị TW 13, trong khi Đại hội Đảng XII đang kề cận chỉ còn chưa đầy một tháng mà cuộc chạy đua “Tứ Trụ” vẫn chưa rõ ràng.
Thông tin trên mạng internet rò rỉ rằng ông Hùng đã thoát được vụ đại án của đàn em Hà Văn Thắm, thậm chí thời gian gần đây còn hồi sức trở lại với những phát biểu hùng hồn, tự tin, “đá xoáy” mạnh mẽ Chính phủ.

Với tài thao lược, mưu trí, ông Hùng đã thể hiện được bản lĩnh “cùng hội, cùng thuyền” để hợp sức hạ bệ ông Thủ tướng Dũng, do đó đã có vốn liếng để mặc cả và được ông Trọng đánh tiếng có thể tiếp tục tái cử, thậm chí làm Tổng Bí thư trong trường hợp ông Trọng không đủ tín nhiệm.

Chính vì vậy, dư luận cho rằng chuyến đi Trung Quốc vội vã cuối năm của ông Hùng là còn có thêm mục đích cầu viện đàn anh Trung Quốc ủng hộ, trợ giúp cho vị thế chính trị của mình.

Nếu chỉ dừng lại mục đích như vậy thì cũng không bất thường lắm, song qua nguồn tin bí mật của chúng tôi được biết, điều bất thường ở chuyến đi này là ông Hùng đã nhận chỉ thị từ ông Trọng chuyền lời đề nghị của Đảng Cộng sản Việt Nam nhờ Trung Quốc giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an ninh, bảo vệ Đại hội Đảng XII trong tình huống nguy biến (tức là nếu có đảo chính).

Nội dung đề nghị giúp đỡ này đã được ông Trọng tiếp tục tái nhắc lại qua việc cử Đặc phái viên đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vào sáng ngày 06/1 để chuyển đề nghị chính thức với Trung Quốc.

Chúng tôi xin được bảo vệ uy tín ông Đặc phái viên này, không đưa ảnh và danh tính do ông này chỉ là người thừa hành nhiệm vụ.

Điều đáng chú ý là nội dung cầu viện ngoại bang này được nhân danh Đảng Cộng sản Việt Nam, song lại do cá nhân 02 ông lãnh đạo Đảng là Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Quốc hội là Nguyễn Sinh Hùng tự ý đề nghị Trung Quốc hỗ trợ và giúp đỡ mà không đưa ra bàn bạc, thảo luận công khai trong Bộ Chính trị.

Cho đến nay, khi đang diễn ra Hội nghị TW 14, chỉ một số ông ủy viên Bộ chính trị đã nắm được, còn đa phần ủy viên TW đảng đều không biết nội dung cầu viện ngoại bang, “đưa voi về xéo mả tổ” nói trên.

Hành động cầu viện ngoại bang, phản bội tổ quốc, phản bội dân tộc và lợi ích chung của Đảng đã gây nên hậu quả đến đâu sẽ được chúng tôi thông tin làm rõ trong phần thứ ba.

Thứ ba: Trung Quốc ủng hộ ông Tổng Trọng, Ông Hùng và "giúp đỡ", gây sức ép, áp lực với Việt Nam như thế nào?

Nhìn lại chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình đầu tháng 11/2015, nhiều người lầm tưởng rằng Tập có lời mời ông Thủ tướng Dũng thăm chính thức Trung Quốc là đồng nghĩa với việc ủng hộ ông làm Tổng Bí thư.

Nhưng đó chỉ là hư chiêu của người Tầu, thực tế Tập nhận thấy sự hèn nhát, yếu nhược và lệ thuộc tư tưởng chính trị ở ông đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tập cũng thấy rõ ủng hộ ông này tiếp tục làm Tổng Bí thư sẽ có lợi hơn cho Trung Quốc trong thực hiện “mưu đồ độc chiếm Biển Đông” và dễ dàng áp đặt, chèn ép Việt Nam.

Chính vì vậy, Trung Quốc đã dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho ông Trọng qua việc tiếp đón rất trọng thể trong chuyến thăm Trung Quốc giữa năm 2015.
Đồng thời, Trung Quốc cũng đón tiếp rất trang trọng “người cùng phe” ông Trọng là ông Nguyễn Sinh Hùng trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua.

Sự toan tính của Trung Quốc đã không sai và bước đầu gặt được hái được thành công với lời cầu viện ngoại bang như đã đề cập ở trên.

“Được lời như cởi tấm lòng”, Trung Quốc đã nhanh chóng đáp ứng lời cầu viện của 02 ông đứng đầu lãnh đạo Đảng và Quốc hội Việt Nam qua một số động thái sau:

Ngay hôm sau ông Nguyễn Sinh Hùng về nước, Quốc vụ viện Trung Quốc lập tức thông qua đạo luật chống khủng bố ngang ngược, cho phép lực lượng phòng chống khủng bố của Trung Quốc được hoạt động tại nước ngoài nếu được nước ngoài đồng ý, trong đó đáng chú ý là hoạt động này đặt dưới quyền quyết định của Quân ủy Trung ương Trung Quốc, không cần xin ý kiến của Quốc vụ viện.

Đạo luật trên, cùng với lời cầu viện ngoại bang của 02 ông Trọng và Sinh Hùng đã dọn hành lang pháp lý, mở đường cho Trung Quốc có thể nhanh chóng, ngay lật tức đưa quân đội sang can thiệp vào Việt Nam bất cứ lúc nào trong tình huống có biến đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong những ngày đầu năm 2016, trong khi nội bộ cấp cao trong Đảng đang “đấu đá những phút cuối”, được sự “bật đèn xanh” qua các hành động lệ thuộc, hèn yếu của lãnh đạo cao nhất trong Đảng (Nguyễn Phú Trọng), Quốc hội Việt Nam (Nguyễn Sinh Hùng), Trung Quốc đã chớp cơ hội, tận dụng thời cơ thúc đẩy nhanh, mạnh mẽ các hoạt động khẳng định chủ quyền tại Biển Đông như: đưa Dàn khoan HD 981 vào Biển Đông gần sát thềm lục địa Việt Nam; chèn ép ngư dân Việt Nam; liên tục đưa máy bay dân sự ra thử nghiệm sân bay trên các đảo bồi đắp nhân tạo ở Biển Đông....

 Chúng tôi được biết, theo kế hoạch dự kiến, phải đến quý II/2016, sau khi củng cố, giải quyết bài toán kinh tế, tài chính từ cú sốc phá giá đồng Nhân dân tệ, Trung Quốc mới đưa máy bay dân sự ra các đảo nhân tạo.

Mức độ "ủng hộ, giúp đỡ" của Trung Quốc trước Đại hội Đảng XII đã gia tăng đáng kể. Đặc biệt sau khi Đặc phái viên của ông Trọng gửi lời đề nghị chính thức lên Đại sứ Quán Trung Quốc, trong những ngày gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh sự "giúp đỡ" lên mức áp sát, răn đe quân sự trên không, đặt Việt Nam vào tình trạng nguy hiểm cho an toàn bay với hàng loạt vụ việc máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng an toàn bay Việt Nam, buộc nhiều chuyến bay dân sự nội địa Việt Nam phải hủy chuyến, lỡ chuyến (thông tin trên đã được kiểm chứng tại các sân bay và các hãng hàng không của VN).

Đáng chú ý, ông Trọng đã có ý kiến chỉ đạo bưng bít thông tin, yêu cầu báo chí, truyền thông trong nước chỉ được đưa tin liên quan theo định hướng của Thông Tấn xã Việt Nam tại Hội nghị giao ban báo chí thứ ba ngày 5/1/2016.

Vì vậy dư luận chỉ biết có một vụ việc máy bay lạ xâm nhập vùng an toàn bay Việt Nam trên bầu trời Biển Đông.

Thực tế tại một báo cáo Tuyệt mật của Quân chủng Phòng không, không quân xin ý kiến chỉ đạo về việc xử lý máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận, từ 1-8/1/2016, đã có tới 46 vụ máy bay Trung Quốc bay ở cao độ 12.000 – 14.000m xâm phạm vùng an toàn bay quốc tế do Việt Nam quản lý để đến các đảo nhân tạo trên Bãi đá Chữ Thập, trong đó có cả máy bay quân sự hoạt động trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam (Hà nội và toàn bộ các tỉnh phía bắc).

Trên biển, máy bay của TQ có lúc hạ thấp độ cao xuống còn 2000 m để phá hoại các chuyến bay dân sự VN không thể cất cánh.
 Và như vậy, hiện tại, TQ đã kiểm soát toàn bộ bầu trời của VN từ HN đến TPHCM.

Hiện nay, các tướng lĩnh quân đội, nhất là Quân chủng phòng không, không quân đang vô cùng bức xúc với chỉ đạo của ông Trọng do chỉ được theo dõi mà không được đưa máy bay chiến đấu áp sát máy bay quân sự Trung Quốc xâm phạm không phận trên toàn lãnh thổ VN.

Rất may cho Đảng và nhân dân Việt Nam, trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, Chính phủ đã kịp thời phản ứng thể hiện bản lĩnh, sáng suốt và kịp thời có các giải pháp ứng xử linh hoạt, phản ứng vừa cứng rắn vừa mềm dẻo, nhanh chóng chỉ đạo Cục quản lý bay dân sự có văn bản kiến nghị lên Tổ chức hàng không quốc tế tố cáo đối Trung Quốc xâm phạm vùng an toàn bay do Việt Nam quản lý; đồng thời có hành động kiên quyết, mãnh mẽ khi quyết định đưa toàn bộ số tầu ngầm Kilo rời cảng Cam Ranh thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền trên Biển.

Thứ tư: Các ủy viên Trung ương Đảng phải làm gì?

Trên đây mới chỉ là một phần nhỏ thông tin mà chúng tôi được biết về tham vọng quyền lực, hành động cầu viện ngoại bang và một số hậu qủa của hành động phản bội tổ quốc, nhân nhân và phản bội Đảng của các ông lãnh đạo cao nhất trong Đảng, Quốc hội ta.

Sự thật này không thể giấu kín mãi được, bạn đọc đều có thể tự kiểm chứng thông tin máy bay Trung Quốc hàng ngày cố tình vi phạm vùng an toàn bay Việt Nam quản lý qua các quan hệ đang công tác trong Quân chủng Phòng không, không quân.

 Do vậy, những Đảng viên chúng ta cần phải cùng góp tiếng nói, cùng lên án và đưa hành động phản quốc, cầu viện ngoại bang của các ông Trọng và Hùng ra công luận, ánh sáng.

Đặc biệt, ngay tại Hội nghị TW 14 này, mỗi ủy viên TW cần phải dùng cái tâm trong sáng, hết lòng vì tổ quốc, dân tộc, phát huy trí tuệ, đầy đủ dũng khí và bản lĩnh chính trị, nhanh nhạy nắm bắt đầy đủ thông tin đa chiều v.v... để sáng suốt thể hiện quan điểm của mình trong lá phiếu tín nhiệm đối với 4 chức danh cao nhất của lãnh đạo Đảng, nhà nước.

Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang mong chờ một đất nước Việt Nam phát triển, độc lập tự chủ, tự cường, sánh vai cùng các cường quốc năm châu, chứ không ai muốn một Việt Nam đi theo con đường nghèo hèn, "không chịu phát triển", lệ thuộc và tự hủy hoại dân tộc mình đến mức phải cầu viện ngoại bang Trung Quốc để đảm bảo an ninh cho Đại hội Đảng.

Switch mode views: