Chuyện người Huế xuống đường biểu tình
- Thứ Hai, 09 tháng Bảy năm 2018 10:13
- Tác Giả: LNV
Kính thưa quí thầy cô cùng các anh chị, em xin gởi lên đây mẫu chuyện nhỏ về chuyện người Huế xuống đường ở Sài Gòn hôm 10th – June 2018. Câu chuyện khiến em cảm động và viết ngay vài giòng sau khi ngừng cuộc đối thoại với người trong cuộc. Vì viết chung cho nhiều độc giả nên trong đây em dùng danh xưng tôi. Mong quí thầy cô cùng các anh chị em thông cảm.
♦
Mấy hôm nay nhẩm tính, còn hơn 1 tháng nữa là đám cưới của Lan, như rứa tôi sẽ về dự đám cưới em được. Bỗng dưng hôm nay Lan gọi tôi qua Facebook messenger với lời mở đầu gọn lỏn:
– Cô ơi, con hủy đám cưới rồi!
Tôi thót giật mình hỏi:
-Vì răng rứa con?
Lan chỉ trả lời bằng tiếng thở dài và tảng lơ hỏi:
– Cô có thấy con trong đoàn biểu tình hôm 10 tháng 6 không?
Tôi hỏi:
-Nhiều nhóm quá cô không tìm thấy được.
Lan nói:
-Dạ con ở trong nhóm ở công viên Hoàng Văn Thụ.
– À!
Tôi hỏi tiếp:
-Con đi với ai?
Lan nói:
– Dạ con cùng đi với mấy anh chị em người Huế vô đây làm và học. Học trò của cô cũng nhiều lắm.
Tôi vui mừng khen:
– Các con giỏi quá!
Lan cười trong phone và nói:
– Cô hay nói trí thức là con chim báo bão mà? Tiếng chim gốc Huế tha hương hét to lắm cô à.
Tôi trở lại câu hỏi từ đầu:
– Vì răng con hủy kết hôn?
Lan nhẹ giọng từ từ ngại ngùng nói:
-Da. dạ, tại vì chuyện biểu tình>
– Biểu tình? (Tôi hỏi)
– Hôm qua chị Ly không nói với cô hả?
– Không con à, tôi trả lời.
Lan nói:
– Dạ mấy ngày trước đó anh V ngăn cản không cho con đi biểu tình và sáng hôm nớ anh nói “Nếu em đi biểu tình thì chúng ta hủy đám cưới”. Buổi chiều ngày biểu tình, anh đến chỗ con ở và nói nếu con xin lỗi và hứa từ nay trở đi không tham gia bất cứ cuộc xuống đường mô hết thì anh tha thứ và bỏ qua. Con nói, con không có lỗi nên không cần anh tha thứ. Anh nổi điên đá cái ghế rồi bỏ đi.
Tôi hỏi tiếp:
– Con có hỏi vi răng ngăn cản con đi biểu tình không?
– Anh nói sợ liên lụy, sợ mất việc làm, sợ bị bắt, sợ đủ thứ chán lắm!
Tôi lại hỏi:
– Sau đó V có trở lại không con?
– Dạ anh không trở lại nhưng text cho con và biểu con suy nghĩ kỹ, tuần sau trả lời cho biết.
Tôi nóng lòng hỏi tiếp:
– Ừ, con trả lời ra răng?
Lan nói với giọng buồn buồn:
– Dạ tuần sau anh tới và hỏi lại con thì con cho anh biết là con sẽ không khi mô bỏ ý nguyện đấu tranh. Anh bực mình hét to “vậy thì chúng ta bỏ đám cưới, anh sẽ báo cho gia đình anh biết và sẽ gọi ra Huế xin lỗi má em”, rồi anh bỏ đi.
Bồi hồi, tôi hỏi:
– Con có hối hận không?
– Không cô ơi, hai đứa quá khác nhau về chính kiến, có lấy nhau về cũng không ở lâu được.
Tôi hỏi một câu dư thừa:
– Rồi con tính răng?
– Con không tính chi nữa hết. Con cũng không lo chi cô ơi, chung quanh con vẫn có nhiều anh chị em người Huế cùng suy nghĩ như con, con không sợ cô đơn.
Sau khi chấm dứt nói chuyện với Lan, tôi bần thần mừng vui lẫn lộn. Mới 24 tuổi, từ Huế vô Sai Gòn kiếm sống, có cơ duyên gặp được người thanh niên lớn hơn 5 tuổi, đứng đắn và có công ăn việc làm đàng hoàng. Rứa mà, khi 26 tuổi cô gái Huế nhỏ bé nầy dám đánh đổi hạnh phúc riêng tư để bảo vệ nổi khát khao tự do dân chủ.
Tôi hơi hối hận vì điều thầm trách móc sự vắng bóng của người Huế trong cuộc tổng xuống đường hôm 10 tháng 6. Thì ra trong đám đông xuống đường hôm đó, có nhiều vì sao di chuyển từ nền trời Huế đến tỏa thêm ánh sáng ở Sài Gòn, tự nhiên tôi thấy lòng được an ủi..
So với Lan, tôi may mắn hơn vì bên cạnh những ưu tiên về sự nghiệp, tiền bạc và hoàn cảnh xã hội tôi còn được sự trợ giúp của người bạn đời, chấp nhận cho tôi bước đi trong lòng thú dữ, anh biết gian nan khi nào cũng ở quanh tôi, nhưng không ngăn cản để cho tôi buồn lòng.
Lan mất cha trong trận bão 2006, hoàn cảnh gia đình túng thiếu sau khi ba qua đời, em buộc lòng phải nghỉ học để giúp mẹ nuôi các em, dù răng lúc đó Lan là học sinh giỏi trong trường. Chúng tôi đã đến và năn nỉ mẹ em cho em được tiếp tục học, Lan nhận được học bổng và trợ cấp hàng tháng từ hội chúng tôi từ năm 2006 đến 2014. Sau khi hoàn tất chương trình sư phạm Hóa ở ĐHSP Huế em vao Sài Gòn làm việc.
Năm 2016 tôi đi phát học bổng và nói chuyện với 1 số em ở vùng phá Tam Giang, khi hỏi các em muốn học ngành gì ở đại học, em Quang giơ tay thiệt cao nói.
– Thưa cô. em muốn học sư phạm Sử.
Tôi ngạc nhiên vì Quang là học sinh chuyên toán của huyện Phú Vang, nên hỏi:
– Vì răng em lại chọn ngành Sử?
Em nói:
-Dạ vì em muốn viết lại lịch sử.
– Em muốn viết lại điều chi? Tôi hỏi:
– Dạ em muốn nói “Trường Sa và Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam”.
Lan, Quang và những em âm thầm đi thăm và giúp TPB-VNCH hàng tháng là những nguồn an ủi trời ban cho tôi. Cảm ơn hồn thiêng sông núi, cảm ơn các em và cảm ơn những người thân, bạn bè luôn trợ giúp để tôi có điều kiện nuôi dưỡng các em thành những kẻ sĩ đúng nghĩa.
Related news items:
Tin mới
- Phục vụ ôkê - 20/03/2019 10:24
- Tôi Đi Lính - 24/02/2019 03:32
- Nổ Như Bom! - 14/01/2019 03:28
- Culi Việt ở xứ người - 14/01/2019 03:24
- Một thời để nhớ - 06/01/2019 16:46
- Chuyến Xe Lửa chiều 24 - 02/01/2019 23:22
- Kỷ vật cho người ở lại - 03/11/2018 14:29
- Làm dâu phố cổ! - 12/08/2018 15:20
- Quê Hương Của Tôi - 14/07/2018 13:18
- Ký ức ngày xưa - 14/07/2018 13:14
Các tin khác
- Từ điển tiếng lóng Việt Nam (kỳ 1) - 24/06/2018 16:36
- Đôi Mắt - 24/06/2018 14:25
- Viết cho Tháng Tư - 29/04/2018 15:00
- Thời Gian Quản Chế - 15/04/2018 03:51
- Triết lý vụn mà không ...vặt - 28/03/2018 01:52
- Mùa Chay - 03/03/2018 16:09
- Cầm Tinh Con Tuất - 18/02/2018 03:50
- Đá bóng hay "bóng đá"? - 26/01/2018 01:31
- Bài Ca Vọng Cổ - 30/12/2017 15:36
- Mối Hận Nghìn Trùng - 06/10/2017 19:58