Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đá bóng hay "bóng đá"?

"Bóng đá" là chữ của Việt cộng. Người Việt Nam chúng ta từ muôn thuở đã dùng chữ ĐÁ BANH, văn hoa thì gọi là TÚC CẦU.
Những người xài chữ "bóng đá" vô tình đã nói dùm Việt cộng là có chính danh.

Người ta đi xem đua thuyền chứ không đi xem thuyền đua.
Người ta đi xem đấu võ chứ không đi xem võ đấu.
Người ta đi xem đấu vật chứ không đi xem vật đấu.
Người ta đi xem đấu kiếm chứ không đi xem kiếm đấu.
Người ta đi xem chạy đua chứ không đi xem đua chạy.
Người ta đi xem đua thuyền chứ không đi xem thuyền đua.


Người ta đi xem đua xe đạp chứ không đi xem xe đạp đua. Xe đạp có nhiều loại, xe đạp thồ, xe đạp đua, xe đạp đàn bà, xe đạp đàn ông...Đến để xem đua xe đạp chứ đến để xem "chiếc xe đạp đua" để làm gì?


Người ta đi xem đánh nhau chứ không đi xem nhau đánh.
Người ta đi xem đua ngựa chứ không đi xem ngựa đua. Ngựa đua là con ngựa để đua. Đến ngắm nó để làm gì?

Như vậy người đa đi xem đá bóng chứ không phải đi xem bóng đá.

Đá bóng là môn chơi dùng chân để đẩy, đá quả bóng đi. Còn bóng đá là quả bóng dùng để đá. Hai cái hoàn toàn khác nhau.

Trong nước tiếng Việt đã đổi đời và bát nháo. Nay hải ngoại cũng bắt chước và đổi đời theo không một ý thức gì cả! Trước đây và từ lâu lắm rồi kể từ khi môn túc cầu du nhập vào Việt Nam dưới Thời Pháp Thuộc ai ai cũng nói "đi xem đá bóng". Sau 1975 tiếng Việt truyền thống "chết tươi" và thay bằng tiếng Việt đổi đời không một ý thức cho nên mới nói "đi xem bóng đá".

Xin ý thức và suy nghĩ lại bà con ơi. Xin nói "môn đá bóng" hay "môn túc cầu" và đừng nói "môn bóng đá" và "đi xem đá bóng" chứ không "đi xem bóng đá"!

Tiếng Việt còn, dân tộc còn. Tiếng Việt đổi đời, linh hồn Việt chết đi một nửa!

(California ngày 24/1/2018)

Switch mode views: