Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hàn Quốc dự kiến không xem quân đội Bắc Triều Tiên là "kẻ thù"

Trieutien

Lính Bắc Triều Tiên (T) và Hàn Quốc đứng gác tại khu phi quân sự Bàn Môn Điếm. (Ảnh chụp ngày 19/07/2017)
JUNG Yeon-Je / AFP

Hàn Quốc đang suy tính không xem quân đội Bắc Triều Tiên là « kẻ thù » kể từ năm 2019.
Nhiều nguồn tin chính phủ được Yonhap trích dẫn trong bản tin ngày 22/08/2018 xác nhận khả năng này.

Định hướng không mô tả quân đội Bắc Triều Tiên là kẻ thù được ghi trong thỏa thuận nhân thượng đỉnh Liên Triều hồi tháng 04/2018, nhằm chấm dứt « những hành động thù nghịch » từ hai phía để làm giảm căng thẳng và « loại trừ một cách cụ thể nguy cơ chiến tranh ».

Một viên chức chính phủ xin ẩn danh giải thích với Yonhap:
Thật là mâu thuẫn nếu chúng ta tiếp tục tham khảo với Bắc Triều Tiên nhằm chấm dứt những hành động thù nghịch theo tuyên bố Bàn Môn Điếm mà lại xem họ là kẻ thù trong các văn kiện chính thức.

 Theo viên chức này, trong Sách trắng Quốc phòng 2019, Hàn Quốc sẽ tìm một « từ ngữ thích hợp đủ để phản ánh mối đe dọa của miền Bắc mà không cần gọi là kẻ thù ».
Trong quá khứ, lần đầu tiên quân đội Bắc Triều Tiên bị Hàn Quốc gọi là « kẻ thù chính » là vào năm 1995, sau khi Bình Nhưỡng hù dọa sẽ tiêu diệt Seoul « trong biển lửa ». Đến năm 2004, trong khuôn khổ chính sách « Vầng thái dương » của tổng thống cánh tả Kim Dea Jung, « kẻ thù » được thay thế bằng « mối đe dọa quân sự trực tiếp ».

Nhưng đến năm 2010, sau vụ tuần dương hạm Cheonam bị trúng ngư lôi Bắc Triều Tiên, giết chết 46 thủy thủ, và đợt pháo kích vào đảo Yeonpyong, gây tử thương cho hai thường dân Hàn Quốc, thì một lần nữa Bắc Triều Tiên bị xem là « kẻ thù ».

Mỹ ủng hộ quyết định của Hàn Quốc bỏ bớt đồn canh biên giới

Một ngày sau khi bộ Quốc Phòng Hàn Quốc thông báo có kế hoạch giảm bớt các đồn canh biên giới hai miền Nam-Bắc, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc tuyên bố « ủng hộ cho dù lo ngại ».

Theo tướng Vincent Brooks, giảm bớt phương tiện phòng thủ sẽ làm gia tăng nguy cơ bị tấn công.
Tuy lo ngại, nhưng ông đồng ý bởi vì nguy cơ này ở mức độ chấp nhận được và có lợi ích làm giảm căng thẳng liên Triều.

Switch mode views: