Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tham gia oanh kích Syria, Pháp tìm cách trở lại bàn cờ Trung Đông

syria-france 6

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tham gia một cuộc họp tại điện Elysée, Paris, 14/4/2018.
Ảnh : Francois Guillot/Pool via Reuters

Mở chiến dịch oanh kích, để tìm kiếm một giải pháp chính trị cho Syria mà trong đó, nước Pháp phải có tiếng nói.
Paris để ngỏ cánh cửa đối thoại với Nga để giải quyết hồ sơ Syria. Đó là mục tiêu điện Elysée đang hướng tới.

Tổng thống Pháp chắn chắn là đã cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định cùng với hai đồng minh phương Tây là Anh và Mỹ mở chiến dịch oanh kích Syria.

Trong cuộc trả lời phỏng tối ngày 15/04/2018 ông Emmanuel Macron nhấn mạnh : "Pháp không tuyên chiến với Syria" và hy vọng "thuyết phục được Nga cũng như Thổ Nhĩ Kỳ cùng ngồi vào bàn đàm phán".

Về chiến dịch can thiệp tại Syria trong đêm 13 rạng sáng ngày 14/04/2018 theo tổng thống Pháp mọi việc đã "diễn ra tốt đẹp", "toàn bộ các tên lửa đã bắn trúng mục tiêu và phá hủy khả năng sản xuất vũ khí hóa học" của Syria.
Emmanuel Macron nhấn mạnh rằng "tình báo Pháp có bằng chứng chế độ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học" tại Douma cách nay 10 ngày.

 Ngoại trưởng Pháp, Jean Yves Le Drian trong buổi họp báo cách nay hai ngày cũng đưa ra giải thích tương tự và chiến dịch tấn công là "hành động chính đáng nhằm chấm dứt tình trạng vi phạm nghiêm trọng luật pháp (...) ngăn chính quyền Damas lặp lại cuộc tàn sát bằng vũ khí hóa học và theo đuổi chiến lược gieo rắc sợ hãi nhắm vào người dân Syria".

 Paris đặc biệt nhấn mạnh là chiến dịch oanh kích cùng với hai đồng minh là Mỹ và Anh cuối tuần qua tuyệt đối không "nhắm vào các đồng minh của tổng thống Assad, cũng như thường dân Syria".
Theo giới phân tích, Pháp đang tính toán nhiều nước cờ.

 Thứ nhất sát cánh với Anh và Mỹ để tấn công vào kho vũ khí hóa học Syria.
Nếu chiến dịch này đã thành công như điều đã được cả Paris lẫn Washington khẳng định, thí ít ra là phương Tây tạm xua tan được rủi ro khối lượng vũ khí hóa học đó có thể rơi vào tay các phần tử khủng bố.

 Thứ hai, là Emmanuel Macron muốn nhắc nhở nước Nga về một lời hứa của Vladimir Putin tại điện Versailles hồi tháng 5/2017.
 Vài tuần lễ sau khi nhậm chức, tổng thống Macron đã tiếp đón trọng thể đồng sự Nga và đôi bên cùng cam kết là sẽ ra tay nếu chế độ Damas sử dụng vũ khí hóa học. Vậy đây là thời điểm để Matxcơva cứng rắn hơn với chính quyền Syria.

Mục tiêu thứ ba mà Paris hướng tới là giữ Mỹ ở lại Syria sau khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố tổ chức Nhà nước Hồi giáo gần như đã bị tiêu diệt tại Syria và Washington muốn rút quân khỏi khu vực.
Theo quan điểm của Pháp, Daech vẫn còn hoạt động tại Syria và sự hiện diện của quân đội Mỹ là một yếu tố quan trọng để kềm hãm tham vọng của các bên liên quan, kể cả với Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên trong NATO.

Hiềm nỗi, chỉ vài giờ sau khi tổng thống Pháp thông báo đã thuyết phục được tổng thống Donald Trump từ bỏ ý định rút Mỹ ra khỏi hồ sơ Syria, thì Nhà Trắng đã lập tức bác bỏ tin này.

Sau cùng, Pháp đang muốn trở lại bàn cờ Trung Đông.
Trên hồ sơ Syria, vai trò của Pháp đã bị lu mờ hẳn từ năm 2013, sau khi bị chính quyền Barack Obama vào giờ chót đã rút lại quyết định đánh Damas, trong lúc Paris tuyên bố đã sẵn sàng.

Vai trò của Pháp lại càng mờ nhạt thêm kể từ khi Nga can thiệp quân sự vào Syria.
Trong khi đó, Matxcơva và nhất là Iran thì lại ngày càng trở thành những điểm tựa chính của Damas và là những đối tác then chốt tại Trung Đông.

Vấn đề đặt ra là tất cả các tính toán nói trên của tổng thống Emmanuel Macron bao hàm nhiều rủi ro.
Một là Paris một lần nữa lại bị chỉ trích theo chân nước Mỹ trong lúc Paris muốn đóng vai trò trọng tài giữa Nga và Mỹ để giải quyết khủng hoảng Syria đã kéo dài.
Cuối tháng Tư tổng thống Macron công du Hoa Kỳ, tháng Năm ông đến Matxcơva đáp lễ chuyến công du Paris của Vladimir Putin hồi tháng 5/2017.

 Nghiêng hẳn về phía Washington có thể đặt tổng thống Macron vào thế kẹt.
Thêm vào đó, bản thân thân nước Pháp không mấy chia sẻ chính sách Trung Cận Đông của chủ nhân Nhà Trắng, từ quy chế của thành phố Jerusalem đến hồ sơ hạt nhân Iran.

Rủi ro thứ nhì được nhiều nhà phân tích nên lên là tổng thống Macron đang kỳ vọng vào khả năng giữ Mỹ ở lại trên hồ sơ Syria, thuyết phục Washington duy trì hiệp định hạt nhân với Iran.
 Nhưng liệu rằng trên cả hai hồ sơ này, Donald Trump có chiều lòng nước Pháp hay không ?

Trước mắt Pháp đứng về phía Mỹ trên hồ sơ Syria trong lúc mà chiến lược của Washington đối với chế độ Damas còn mù mịt, còn về mặt trận ngoại giao thì các vòng hòa đàm tại Genève, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, hoàn toàn bế tắc.

Switch mode views: