Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

An toàn hàng không trên Biển Đông: Việt Nam tố cáo Trung Quốc nói dối

chine-airline

Máy bay của Chine Southern Airline đáp xuống Đá Chữ Thập ngày 06/01/2016.
REUTERS/Xinhua/Zha Chunming

Khẩu chiến giữa Hà Nội và Bắc Kinh liên quan đến tính chất nguy hiểm của các chuyến bay của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông càng lúc càng gay gắt.

Vào hôm qua, 12/01/2016, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức bác bỏ những lập luận « sai trái » mà Trung Quốc đưa ra một hôm trước về việc liên tiếp điều phi cơ dân sự ra thử nghiệm phi đạo trên Đá Chữ Thập vùng quần đảo Trường Sa.

Trong bản tuyên bố được truyền đi tối hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã phản bác từng điểm một trong phát biểu ngày 11/01/2016 của người đồng cấp Trung Quốc Hồng Lỗi.

Về tuyên bố của Trung Quốc cho rằng đã thông báo cho các cơ quan chức năng Việt Nam về các chuyến bay – từ ngày 28/12/2015 - nhưng « không nhận được câu trả lời », ông Lê Hải Bình khẳng định rằng cơ quản lý không lưu FIR Hồ Chí Minh của Việt Nam đã « không hề nhận được bất kỳ thông báo nào của Trung Quốc về kế hoạch bay như họ nói ».

Ngoài ra, cũng theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 30/12/2015, khi được đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội thông báo về việc Bắc Kinh sẽ dùng phi cơ dân sự thực hiện các chuyến bay ra Đá Chữ Thập, Việt Nam đã « ngay lập tức phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ hành động này ».

Đối với Việt Nam, việc Trung Quốc xác định rằng các chuyến bay ra Đá Chữ Thập là « hoạt động hàng không quốc gia », chỉ nhằm áp đặt « yêu sách chủ quyền phi lý » của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa, « vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ».

Bộ Ngoại giao Việt Nam nhắc lại những cáo buộc đã từng được đưa ra, theo đó các hoạt động của phi cơ Trung Quốc đã : « Ảnh hưởng đến an ninh an toàn tự do hàng không ở Biển Đông, đi ngược lại các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Chicago năm 1944 về Hàng không dân dụng và các Phụ lục liên quan đến Quy tắc bay qua vùng trời quốc tế, đặc biệt là Phụ lục 2 và Phụ lục 11 ».

Theo báo chí trong nước, các hành động « nguy hiểm » của Trung Quốc đối với hoạt động bay trong khu vực không chỉ giới hạn trong 3 chuyến bay đến Đá Chữ Thập.

Trong một thông báo ngày 08/01/2016 được gửi đến Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Cục Hàng không Việt Nam ghi nhận là riêng trong thời hạn 01-08/01/2016, Trung Quốc đã thực hiện 46 chuyến bay vào Vùng Thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh) mà không thông báo, qua đó đe dọa an toàn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động bay trong khu vực.

Manila phản đối Bắc Kinh

Cũng liên quan đến các chuyến bay của Trung Quốc ra Đá Chữ Thập, Chính quyền Philippines vừa xác nhận việc chính thức trao công hàm phản đối Trung Quốc.
Theo ông Charles Jose, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines vào hôm nay, 13/01/2016, thì Manila đã triệu mời đại diện Sứ quán Trung Quốc tại Philippines lên Bộ Ngoại giao ngày 08/01 để trao công hàm phản đối « những hành động khiêu khích, hạn chế quyền tự do hàng hải và hàng không ở vùng biển Biển Đông » do Bắc Kinh tiến hành.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã bác bỏ lời phản đối của Philippines.

Switch mode views: