Chấm dứt kỷ nguyên vàng của Than đá
- Thứ Năm, 31 tháng Mười Hai năm 2015 02:01
- Tác Giả: Trọng Thành
Nhà máy điện chạy bằng than Belchatow, Ba Lan, được coi là lớn nhất Châu Âu.
REUTERS/Peter Andrews
Sau Thượng đỉnh toàn cầu về Khí hậu tại Paris (đầu tháng 12/2015), với một thỏa thuận chung cuộc đã được ký kết, toàn thể cộng đồng quốc tế hứa hẹn sẽ chung sức để giới hạn nhiệt độ Trái đất không tăng quá 2°C.
Tuy nhiên, trong công luận, có rất nhiều quan điểm bi quan, bởi việc sử dụng năng lượng hóa thạch sẽ còn gia tăng cho đến giữa thế kỷ khiến cho mục tiêu nói trên không có khả năng thực thi.
Nhưng nhiều chuyên gia cũng ghi nhận hiện tượng : Than đá, năng lượng hóa thạch ô nhiễm nhất đã hết thời.
Theo một báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế (AIE), công bố ngày 18/12/2015, được AFP dẫn lại, một loạt các chỉ báo cho thấy xu thế sử dụng than sẽ chững hẳn trên toàn thế giới vào ngưỡng cửa 2020, với mức tiêu thụ 5,8 tỷ tấn, tức khoảng 500 triệu tấn ít hơn so với các dự báo trước đó.
Tốc độ tăng trưởng của nhu cầu than trên thế giới sẽ chỉ tăng trung bình hàng năm là 0,8% từ nay đến 2020 (so với mức 2,1% theo dự đoán cách nay 1 năm) (theo Les Echos).
Tỉ lệ tăng trưởng của nhu cầu than giữa 2010 và 2013 là 3,3%. Tỉ trọng than trong toàn bộ các năng lượng dùng để sản xuất điện dự kiến cũng sẽ sụt giảm (37% so với 41% hiện nay).
Theo cơ quan năng lượng quốc tế, có nhiều yếu tố giải thích được sự thoái lùi của loại hình năng lượng từng một thời rất được ưa chuộng, với tên gọi « vàng đen ».
Thứ nhất là các đòi hỏi về môi trường trở nên khắc nghiệt hơn khiến việc dùng than phải vượt qua không ít cửa ải, thứ hai là việc giá dầu sụt giảm mạnh, thêm vào đó là sự phát triển của các loại hình năng lượng tái tạo.
Một nguyên nhân quan trọng cần được tính đến là nhu cầu của Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ than đứng đầu thế giới.
Nhu cầu than của Trung Quốc đạt đỉnh
Theo nhiều nhà quan sát, cho dù, chính quyền Trung Quốc vừa có quyết định khởi động 150 nhà máy chạy bằng than, thì về cơ bản quốc gia này cũng đang dần dần chia tay với loại hình năng lượng gây ô nhiễm trầm trọng nhất này.
Theo một thống kê, kể từ năm nay, nhu cầu than của Trung Quốc có thể đã bắt đầu giảm, nói cách khác "đỉnh than" (Peak coal) của Trung Quốc đã bị vượt qua.
Trung Quốc, với khoảng hơn 4 tỷ tấn than tiêu thụ hàng năm, chiếm một nửa nhu cầu thế giới về than.
70% sản lượng điện của Trung Quốc là nhờ than. Tăng trưởng kinh tế giảm tốc cộng với việc chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế Trung Quốc - từ chỗ ưu tiên các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng chuyển sang nền kinh tế dịch vụ - là nguồn gốc của hiện tượng này.
Tình trạng ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng tại Trung Quốc cũng đã khiến nước này buộc phải giới hạn sử dụng than.
Tính ra 100 triệu tấn than tiết kiệm, sẽ giúp khí quyển bớt đi được đến 180 triệu tấn khí cacbon.
Mình Ấn Độ không đảo ngược được xu thế
Trong số các quốc gia trên thế giới, chỉ duy nhất có Ấn Độ là nước còn tiếp tục tăng mạnh việc sử dụng than.
Trước năm 2020, Ấn Độ dự kiến sẽ còn sử dụng gấp đôi than, và vẫn còn tiếp tục dựa rất nhiều vào loại hình năng lượng rẻ tiền này trong nhiều thập niên tới.
Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia tiêu thụ than đứng thứ hai thế giới và quốc gia nhập khẩu than để sản xuất điện số một thế giới, theo Cơ quan năng lượng quốc tế.
Tuy nhiên, việc riêng Ấn Độ gia tăng dùng than không đủ để đảo ngược xu thế toàn cầu chia tay với than đá.
Dù sao, theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, mức giảm tiêu thụ than đá nói trên, và các loại hình năng lượng hóa thạch nói chung theo các cam kết và dự báo hiện tại, chắc chắn sẽ không đủ để giới hạn nhiệt độ Trái đất không tăng quá 2°C vào cuối thế kỷ.
Cứ đà phát triển hiện nay, nhiệt độ Trái đất rất có thể sẽ xấp xỉ hơn 2°C vào giữa thế kỷ này, với những đợt nóng hơn 40°C vào mùa hè tại Pháp (dự báo giả tưởng thời tiết ngày 18 tháng 8 năm 2050, theo kênh truyền hình Europe 1).
Tin mới
- Mỹ theo dõi gián điệp Israel trong thời gian đàm phán với Iran - 01/01/2016 04:12
- Một nghi can âm mưu tấn công đêm giao thừa ở New York bị bắt - 01/01/2016 03:55
- TIN ĐẦU NĂM: NGUYỄN TẤN DŨNG CÓ THỂ BỊ BẮT - 01/01/2016 03:25
- Tuyết tại California đang dày thêm sau 4 năm hạn hán - 31/12/2015 22:05
- Irak trách Thổ Nhĩ Kỳ không rút quân - 31/12/2015 21:32
- Tham nhũng FIFA: Thụy Sĩ phong tỏa 80 triệu đô la - 31/12/2015 21:03
- Bắc Triều Tiên : Kim Jong Un thương tiếc một đồng chí « không thể thay thế » - 31/12/2015 20:06
- Quân đội Pakistan và Afghanistan lập điện thoại « đỏ » - 31/12/2015 19:55
- Trung Quốc xác nhận đang đóng hàng không mẫu hạm thứ hai - 31/12/2015 19:20
- Tái bản sách của Hitler gây nhiều lo ngại - 31/12/2015 02:58
Các tin khác
- Iran chuyển uranium sang Nga - 30/12/2015 23:16
- Pakistan : Bắt 8 nghi can tham gia Daech - 30/12/2015 22:23
- Hàn Quốc: Biểu tình phản đối thỏa thuận với Nhật về hồ sơ “phụ nữ giải sầu” - 30/12/2015 22:16
- Phóng viên Pháp bị trục xuất : Tự do ngôn luận bị đe dọa tại Trung Quốc - 30/12/2015 21:55
- Bắc Triều Tiên : Nhân vật số 2 tái xuất sau khi bị trừng phạt - 30/12/2015 21:46
- Trung Quốc và Đài Loan lập điện thoại '' đỏ'' - 30/12/2015 21:34
- Bắc Triều Tiên : Nghi ngờ vụ tử nạn của cố vấn Kim Jong Un - 30/12/2015 18:08
- Phụ nữ giải sầu : Thỏa thuận « lịch sử » làm mất thể diện Hàn Quốc - 29/12/2015 20:26
- Thái Lan : Trắng án cho 5 cảnh sát bị cáo buộc giết người - 29/12/2015 19:45
- Phu nhân Thủ tướng Nhật viếng đền thờ Yasukuni - 29/12/2015 19:39