Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Cuộc triễn lãm tự do của Ngải Vị Vị tại Luân Đôn

ai wei wei
Cuộc triễn lãm tự do của Ngải Vị Vị : tác giả chụp ảnh bên cạnh tác phẩm "Tree" - REUTERS /Neil Hall

Được tự do du lịch từ hai tháng nay, nghệ sĩ ly khai Trung Quốc Ngải Vị Vị sẽ khai trương một cuộc triển lãm lớn, vào thứ Bẩy 19/09/2015, tại Viện Hàm lâm Nghệ thuật Hoàng gia (Royal Academy of Arts, RA), tại Luân Đôn.

Cuộc triển lãm là nơi trưng bày những tác phẩm tố cáo những vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc.

Trước hết, cuộc triển lãm này mang ý nghĩa tượng trưng đối với Ngải Vị Vị. Lần đầu tiên sau 5 năm, nghệ sĩ được đích thân giám sát quá trình chuẩn bị, vì tháng Bẩy vừa qua, ông đã lấy lại được hộ chiếu bị chính quyền Trung Quốc tịch thu từ năm 2011.

Giám đốc nghệ thuật của Viện Hàm lâm Nghệ thuật Hoàng gia Tim Marlow cho biết : « Ngải Vị Vị nói rằng cảm giác trở lại Luân Đôn thật kỳ lạ ».
 Cuộc triển lãm cuối cùng, « Sunflower Seeds » tại phòng trưng bày Tate Modern (Luân Đôn), mà nghệ sĩ tham dự là vào giữa tháng 10/2010 đến tháng 05/2011.

Khó có thể không nhận ra được sự hiện diện của nghệ sĩ Trung Quốc tại thủ đô Vương quốc Anh.
Ngay từ xa đã có thể nhận ra tác phẩm điêu khắc lớn, mang tên « Tree » (Cây) được trưng bày ngay giữa sân của Viện Hàm lâm Nghệ thuật Hoàng gia Anh.

Tác phẩm gồm tám cây được tạo nên từ những mẩu cây chết lấy từ miền Nam Trung Quốc, đồng thời cũng tượng trưng cho sự đa sắc dân tộc của quốc gia đông dân nhất hành tinh này.

Bên trong, có 11 phòng triển lãm được trình bày theo chủ đề xoay quanh một dự án của Ngải Vị Vị, về cuộc đời ông hay một vật liệu.

Những tác phẩm mang đầy ẩn ý chính trị

Phần lớn các phòng trưng bày và cũng là những khu vực ấn tượng nhất giành cho những công trình của nghệ sĩ liên quan tới trận động đất tại Tứ Xuyên vào năm 2008 : trên tường là hai tấm bảng lớn ghi tên khoảng 5.000 học sinh đã thiệt mạng trong thảm họa vì các ngôi trường bị xây dựng ẩu ; trên sàn nhà là một công trình nghệ thuật lớn có tên « Straight », gồm 90 tấn thanh cốt thép được lấy trộm từ những tòa nhà bị hư hỏng và được phục hồi theo hình dạng ban đầu của chúng.

Đây là công việc mang tính tưởng niệm, được thực hiện với sự giúp đỡ của vài chục tình nguyện viên tại Luân Đôn.
Những người này đều bị sốc trước phản ứng thiếu minh bạch về số lượng người chết và nguyên nhân gây ra thảm họa của chính quyền Trung Quốc.

Phần lớn các tác phẩm của Ngải Vị Vị mang hai ý nghĩa. Ví dụ như « Fragments », vừa được lắp ráp từ những mảnh vỡ từ một ngôi đền cổ, nhưng nhìn từ trên cao, đó là một tấm bản đồ Trung Quốc.
Người xem cũng có thể tự do đi lại dưới chân tác phẩm điêu khắc này, ngụ ý nhắc tới những cấm đoán tự do lưu thông tại Trung Quốc.

Giám sát cuộc triển lãm, ông Adrian Locke nhấn mạnh : « Ngay cả vật liệu được sử dụng cũng mang một dụng ý nào đó. Chúng không được ngẫu nhiên lựa chọn ».
 Ông cho biết đá cẩm thạch trắng được nghệ sĩ dùng trong nhiều tác phẩm của mình có nguồn gốc từ cùng một vùng mỏ với loại đá đã được sử dụng để xây Tử Cấm Thành hay lăng Chủ tịch Mao Trạch Đông tại quảng trường Thiên An Môn.

Ngải Vị Vị giành căn phòng, trước căn phòng cuối cùng của triển lãm, để miêu tả khoảng thời gian 81 ngày bị giam giữ vào mùa xuân năm 2011, tại một nơi mà ông vẫn không được biết.

Cuộc sống chốn lao tù được ông tái hiện thành sáu cảnh, nằm gọn trong những chiếc hộp lớn bằng kim loại mà khách thăm quan có thể khám phá qua những chiếc lỗ nhỏ.

Tim Marlow tả lại, qua tác phẩm này, đã được trưng bày lần đầu tiên tại « Biennale de Venise » năm 2013, người ta có thể hình dung ra cảnh đang tắm, ăn, ngủ và đi vệ sinh, mà bất kỳ lúc nào cũng có một đến hay lính canh gác, chỉ đứng cách chưa đầy một mét.

Giám đốc Viện Hàn lâm Nghệ thuật Hoàng gia Anh cho biết không một tác phẩm nào của Ngải Vị Vị sẽ được đưa về Trung Quốc sau ngày kết thúc triển lãm vào 13/12/2015, vì « chế độ kiểm duyệt và tự kiểm điểm vẫn tồn tại nơi đó », theo như lời giải thích của Ngải Vị Vị trong buổi họp báo tại Luân Đôn vào ngày 11/09 vừa qua.


Switch mode views: