Bầu cử Iran: Cuộc trắc nghiệm cho chính sách mở cửa
- Thứ Sáu, 26 tháng Hai năm 2016 23:31
- Tác Giả: Thanh Hà
Các phòng bỏ phiếu mở cửa từ sáng sớm ngày 26/02/2016 để cử tri Iran tới bầu dân biểu ở Hạ Viện và thành viên Hội Đồng Giáo Sĩ.
REUTERS/Raheb Homavandi
Ngày 26/02/2016, 55 triệu cử tri Iran được kêu gọi bỏ phiếu bầu lại 290 dân biểu ở Hạ Viện và 88 thành viên trong Hội Đồng Giáo Sĩ.
Hiện tại cả hai định chế này đều nằm trong tay phe bảo thủ.
Cuộc bầu cử lần này được coi như một bài toán trắc nghiệm đối với chính sách mở cửa được tổng thống Rohani tiến hành kể từ khi ông lền cầm quyền.
Đây cũng là cuộc bỏ phiếu đầu tiên kể từ khi Teheran đạt thỏa thuận về hạt nhân, cùng với việc quốc tế xóa bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào Iran.
Đặc phái viên đài RFI Daniel Vallot đang có mặt tại Teheran giải thích thêm :
"Trong phòng phiếu được đặt tại một đền thờ Hồi Giáo ở trung tâm thủ đô Teheran, quốc kỳ của Iran được treo ở trước cổng vào
Hai thùng phiếu được đặt giữa các bức ảnh chân dung lãnh Giáo chủ Khamenei, lãnh tụ tối cao tại Cộng Hòa Hồi Giáo Iran.
Ngay từ giờ mở cửa, cử tri đã xếp hàng dài để thi hành bổn phận công dân.
Thủ tục bỏ phiếu ở đây khá rườm rà, mỗi cử tri phải mất ít nhất 10 phút, để ghi tên 30 ứng cử viên tại Hạ Viện và 16 người tại Hội Đồng Giáo Sĩ trên hai lá phiếu khác nhau.
Thêm một trở ngại nữa, là trên danh sách các ứng viên không ghi rõ họ thuộc cánh bảo thủ hay cải tổ. Do vậy, mỗi cử tri khi đi bầu phải mang theo danh sách của chính mình để so sánh nhằm tránh bị nhầm lẫn.
Reza dẫn vợ và con đi bầu cử. Anh cho biết bỏ phiếu cho phe bảo thủ bởi vì theo như giải thích của Reza, tại Iran, quyền lực được đặt trong tay vị lãnh tụ tối cao.
Bỏ phiếu cho cánh bảo thủ đồng nghĩa với việc ủng hộ Giáo chủ Khamenei.
Ở phía bên kia phòng phiếu, một nhóm thanh niên đợi đến lượt đi bầu. Nhóm này ủng hộ phe cải tổ của tổng thống Hassan Rohani với chủ trương mở cửa Iran ra thế giới bên ngoài.
Họ giải thích bỏ phiếu ủng hộ ông Rohani để ông có thể cải tổ Hạ Viện.
Tổng thống Iran đã đem lại niềm hy vọng cho người dân xứ này, và giờ đây họ tiếp tục ủng hộ ông với hy vọng được tự do hơn.
Thanh niên Iran cũng muốn được ăn mặc và sống theo sở thích. Giới này khao khát được tự do bày tỏ chính kiến.
Một người nói với phóng viên đài RFI, Iran cần có nhiều thời gian mới thỏa mãn được những nguyện vọng đó.
Nhưng trong khi chờ đợi, họ có bổn phận ủng hộ thỏa thuận hạt nhân và hy vọng chính quyền của tổng thống Rohani có thể tiếp tục chính sách mở cửa”.
Tin mới
- Hệ Thống Siêu Quyền Lực tại Hoa Kỳ - 20/03/2016 02:36
- Khủng bố Paris : Bốn tháng đào tẩu của nghi can số một - 19/03/2016 23:01
- Số phận Syria trong tay Nga, Mỹ - 15/03/2016 22:43
- Bình Nhưỡng hung hăng nhưng Bắc Kinh vẫn ủng hộ - 15/03/2016 20:35
- Bình Nhưỡng đã có đầu đạn hạt nhân thu nhỏ ? - 12/03/2016 17:14
- Năm năm sau Fukushima, Nhật tìm cách tránh tái diễn thảm họa - 10/03/2016 19:19
- Châu Âu làm được gì để chống Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông ? - 07/03/2016 19:21
- Vị thẩm phán tối cao thứ chín - 07/03/2016 03:44
- Mỹ thay đổi chiến lược và những biến loạn - 27/02/2016 20:52
- Giới chuyên gia nghi ngờ về hiệu quả trừng phạt Bắc Triều Tiên - 27/02/2016 19:19
Các tin khác
- Hưu chiến tại Syria : Cả Nga lẫn Mỹ đều hoài nghi về hiệu quả - 26/02/2016 23:22
- Căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, Việt Nam phô trương sức mạnh quân sự - 22/02/2016 18:17
- CỬ TRI MỸ GỐC VIỆT NÊN CHỌN LỰA AI TRONG CUỘC BẦU TỔNG THỐNG LẦN NÀY ? - 21/02/2016 20:57
- Thị trường phi cơ và thiết bị trinh sát biển khởi sắc tại Đông Nam Á - 20/02/2016 17:26
- Tên lửa ở Hoàng Sa: Trung Quốc ‘ngụy biện’ về nguyên do gây căng thẳng - 19/02/2016 17:36
- Tên lửa Trung Quốc ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng Mỹ-Trung - 18/02/2016 17:48
- Hoa Kỳ bị chỉ trích thiếu vai trò lãnh đạo trong hồ sơ Syria - 17/02/2016 18:09
- Thổ Nhĩ Kỳ nhập cuộc, viễn cảnh chấm dứt khủng hoảng Syria thêm xa vời - 15/02/2016 17:50
- Bán công nghệ tầu ngầm cho Úc: một nước cờ kinh tế - địa chiến lược của Nhật? - 15/02/2016 16:43
- Cuba, từ cái nôi của cách mạng đến trung tâm hòa giải quốc tế - 13/02/2016 22:20