Vừa khai mạc, hòa đàm Genève về Syria có nguy cơ thất bại
- Thứ Sáu, 24 tháng Giêng năm 2014 23:15
- Tác Giả: Thụy My
Trong đoàn của chính phủ Syria dự hội nghị Genève - Thứ trưởng ngoại giao Faisal Mekdad (G) đến họp riêng với đặc sứ Liên Hiệp Quốc Lakhdar Brahimi, ngày 24/01/2014.
Reuters
Lần đầu tiên tham dự cuộc thương lượng về hòa bình cho Syria sau ba năm nội chiến, đặc sứ của Tổng thống Bachar Al Assad và các thành viên phe đối lập đã không chịu ngồi vào cùng một bàn hội nghị tại Genève hôm nay 24/01/2014.
Thậm chí phía Damas còn đe dọa sẽ rời hội nghị ngày mai nếu cảm thấy « không nghiêm túc ».
Đến Genève từ hôm qua sau cuộc họp căng thẳng ở Montreux tập hợp khoảng bốn chục quốc gia và tổ chức, hai đoàn đại biểu Syria sẽ đi thẳng vào vấn đề nhằm cố gắng chấm dứt cuộc chiến đã làm cho trên 130.000 người chết tại Syria và hàng triệu người phải di tản.
Các nhà ngoại giao và quan sát viên không mấy lạc quan về kết quả thương lượng, nhưng cho rằng chỉ cần hai phe chấp nhận ngồi chung trong một gian phòng hội nghị thì đã là một sự kiện. Tuy nhiên điều này đã không diễn ra.
Đặc sứ Liên Hiệp Quốc Lakhdar Brahimi thoạt tiên phải thảo luận vào 10 giờ GMT với đoàn đại biểu chính phủ Damas do nhà ngoại giao lão luyện, Ngoại trưởng Walid Mouallem dẫn đầu.
Sau đó ông Brahimi sẽ gặp gỡ phe đối lập do thủ lĩnh Liên minh Syria Ahmad Jarba lãnh đạo vào 15 giờ GMT.
Theo nguồn tin từ cả hai phe, đối lập đã từ chối ngồi chung bàn hội nghị với chế độ Damas, với lý do chính phủ Syria phải chấp nhận nguyên tắc một chính phủ chuyển tiếp không có ông Assad, trước khi tiến hành mọi đối thoại trực tiếp.
Do không đồng thuận về vấn đề trung tâm này, ông Brahimi có thể cùng với phương Tây và Nga tập trung tìm kiếm các biện pháp ban đầu nhằm giúp đỡ thường dân.
Các đại biểu có thể thảo luận về chuyển hàng viện trợ nhân đạo, ngưng bắn từng phần ngay từ đầu hội nghị.
Một phần của phương trình này còn dựa trên năng lực của những « người đỡ đầu » của hai phía.
Hôm thứ Tư 22/1 tại Montreux, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry không tiếc lời đả kích Damas và đòi hỏi ông Assad phải rời bỏ quyền lực.
Về phía Nga đã chứng tỏ sự ủng hộ vừa mạnh mẽ vừa linh hoạt đối với Damas.
Hiện không ai biết được trong cuộc đấu tranh ảnh hưởng này, phương Tây, Nga, các vương quốc vùng Vinh và Syria, ai sẽ giành được nước cờ ưu tiên.
Tin mới
- Cam Bốt : Lại đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình - 27/01/2014 01:29
- Bắt nghi can thứ nhì trong vụ Kim Phạm bị đánh chết - 26/01/2014 03:22
- Đồng rúp Nga mất giá kỷ lục - 26/01/2014 02:23
- Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos bế mạc - 26/01/2014 02:10
- Genève 2: Chính quyền và đối lập Syria lần đầu tiên họp kín - 26/01/2014 02:00
- Trung Quốc và hai xứ Triều Tiên : Tranh chấp hiện đại về một vương quốc xa xưa - 26/01/2014 01:54
- Tân Cương : Nhiều vụ nổ làm ít nhất 3 người chết - 26/01/2014 01:44
- Ý đồ của Bắc Triều Tiên khi kêu gọi hòa giải với miền Nam - 25/01/2014 17:38
- Báo Pháp : Tổng thống Hollande chính thức chia tay bà Trierweiler - 25/01/2014 17:31
- Đức Quốc Xã trong chiến tranh tâm lý Trung-Nhật - 24/01/2014 23:37
Các tin khác
- Ai Cập bị một loạt khủng bố một ngày trước kỷ niệm cách mạng dân chủ - 24/01/2014 21:06
- Tòa án Bảo hiến Thái không thay đổi ngày bầu cử - 24/01/2014 17:15
- Trung Quốc “xuất khẩu” không khí ô nhiễm sang Mỹ - 24/01/2014 17:10
- Target cắt 475 việc làm ở tổng hành dinh - 23/01/2014 21:54
- Chuẩn bị Genève 2 : Đặc sứ LHQ họp kín với đại diện Syria - 23/01/2014 21:47
- Iran sẵn sàng đảm bảo năng lượng cho thế giới - 23/01/2014 21:41
- Abe cảnh cáo trước nguy cơ châu Á leo thang trong cuộc chạy đua quân sự - 23/01/2014 21:28
- Hàn Quốc theo dõi sát các động thái quân sự Bắc Triều Tiên - 23/01/2014 17:24
- Hạm đội Thái Bình Dương quan ngại về Bắc Triều Tiên - 22/01/2014 19:43
- Trả đũa kinh tế : Con dao hai lưỡi đối với Bắc Kinh - 22/01/2014 19:00