Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Chi nhánh Ngân hàng Việt – Nga ‘thua lỗ’

VRB Moscow roubles



VRB Moscow phục vụ các doanh nghiệp Việt ở Nga

 

Báo Nga tường thuật cảnh thua lỗ ở ngân hàng con của Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga, cho thấy rủi ro của các dự án mang tính chính trị.

Nhật báo Kommersant cho biết vốn huy động của VRB Moscow, ngân hàng con của Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (VRB), đã rớt xuống dưới mức tối thiểu hồi tháng Năm.

Tuy vậy, cũng báo này nói giấy phép của ngân hàng sẽ không bị rút vì liên doanh này chủ yếu phục vụ các vấn đề chính trị.

Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) ra đời năm 2006, là lien doanh giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng VTB của Nga.

Theo giới thiệu của chính họ, VRB là “kết quả của sự hợp tác về mặt kinh tế giữa Chính Phủ và Ngân hàng Trung ương của hai nước”.

Chi nhánh tại thủ đô Nga, VRB Moscow, được thành lập năm 2009.

Nhật báo Kommersant dẫn lại thông tin từ Ngân hàng Trung ương Nga cho biết vốn huy động của VRB Moscow còn 5.3 triệu đôla trong cuối tháng Năm, trong khi mức tối thiểu là 5.66 triệu.

Chức năng chủ yếu của VRB Moscow là phục vụ thương mại song phương và liên hệ kinh tế giữa Nga và Việt Nam.

 Khách hàng chính của họ là các doanh nghiệp Việt ở Nga và các công ty Nga làm ăn với Việt Nam.

Tính đến ngày 1/5, các khoản vay chưa thu hồi chiếm 53% vốn của ngân hàng, tương đương 5.4 triệu đôla.

Đến 1/6, con số này tăng 72% (6.7 triệu đôla). Ngân hàng báo lỗ 0.44 triệu đôla trong giai đoạn 5 tháng đầu năm.

Một nhà phân tích, Narek Avakyan, giải thích: “Hơn 50% lợi nhuận của ngân hàng là nhờ việc đổi tiền, cùng với phí ngân hàng, tạo ra hầu hết lượng tiền mặt cho VRB Moscow.”

Theo quy định của Nga, giấy phép ngân hàng sẽ bị rút nếu ngân hàng vi phạm yêu cầu vốn tối thiểu trong ba tháng liên tiếp.

Tuy vậy, giới phân tích không nghĩ rằng VRB Moscow sẽ biến mất vì lợi nhuận không phải là mục tiêu của các dự án chính phủ.

Agvan Mikaelyan từ công ty tư vấn FinExpertiza nói các ngân hàng quốc tế cỡ vừa chủ yếu theo đuổi nghị trình chính trị.

“Ngay cả khi có hỗ trợ lâu dài từ các công ty mẹ, người ta không nên trông chờ lợi nhuận từ các công ty đó,” ông nói.

Switch mode views: