Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Những người tị nạn Hmong đầu tiên đến Guyane

3villa brasil
Villa Brasil, village de la rive brésilienne, en face de Camopi, là où …
Một khu làng tại Guyane thuộc Pháp.
(Photo : F. Farine/RFI)

Cách đây 40 năm, những người tị nạn chính trị Hmong đầu tiên, chạy trốn khỏi chế độ cộng sản Lào, được tiếp nhận tại Guyane.

Hiện cộng đồng Hmong chiếm 2% dân số Guyane và trở thành những nhà trồng trọt lớn trên lãnh thổ Pháp ở Nam Mỹ.

Người Hmong, theo quân Pháp và Mỹ trong trong các cuộc xung đột trên bán đảo Đông Dương và tiếp theo là ở Việt Nam, đã vượt biên để tránh tình trạng bạo lực mà họ là nạn nhân ngay vào năm 1975 khi chính phủ cộng sản được bầu tại Lào.

Trên khoảng 20.000 người Hmong xin tị nạn, Guyane đón khoảng 1.000 người từ năm 1977-1988.

Ông D’Dzeu Ya Ma, một nông dân 57 tuổi, đến Guyane vào cuối năm 1977 cùng với khoảng 500 người tị nạn Hmong khác, kể lại với AFP : « Dù nhớ quê hương cùng với những khó khăn ban đầu, tôi biết là mình đã chọn đúng ».

Bị giữ trong trại « 11.000 người tị nạn » ở Thái Lan, ông được đưa đến Cacao, khi đó là một khu đãi vàng bị bỏ hoang, cách thủ phủ Cayenne khoảng 80 km.
« Cacao lúc đó vẫn là một cánh rừng, chỉ có một khu đất trống và một đường băng. Chúng tôi phải khai hoang bằng tay », theo lời kể của ông Ya Ma nhân lễ kỷ niệm sự kiện này hôm 05/09/2017.
Từ đó, những người tị nạn đã biến khu vực này thành một nông trường và khu du dịch.

Chính sách đưa dân đến Guyane của chính phủ Pháp

Từ thế kỷ XVII, chính quyền thuộc địa Pháp đã muốn biến Guyane thành một vùng đất đông dân cư, mà theo cách đánh giá của nhiều nhà trí thức và quân sự là « diệt chủng bằng cách thay thế », giống như tại quần đảo Antilles.

Chính phủ muốn phát triển vùng đất rộng lớn ở Amazonie với 76.000 người cùng với kiến thức nông nghiệp của những cư dân mới, trong đó có người tị nạn Hmong.

Dù « kế hoạch xanh » bị thất bại, nhưng sự hiện diện của họ đã góp phần phát triển « ngành trồng rau, du lịch, chăn nuôi, sản xuất gỗ », theo đánh giá của ông Claude Ho-A-Chuck, cựu chủ tịch Hội đồng tỉnh.

Hiện tại « ngành trồng trọt đáp ứng khoảng 70% nhu cầu về hoa quả và rau xanh ở Guyane », trong đó có khoảng 1.100 nhà khai thác hoặc đồng khai thác có nguồn gốc Hmong sống tại 4 làng, theo nhận định của chủ tịch Phòng Nông Nghiệp Guyane với hãng tin AFP.

Tuy nhiên, « không phải hầu hết thanh niên ngày nay là nông dân, họ đã chọn rất nhiều ngành nghề khác nhau », như trường hợp của ông Jean Yan Sai Po, một lính cứu hỏa chuyên nghiệp.

Ông By Cha, chủ tịch Hội Đón tiếp và Hội nhập người Hmong, đến Guyane từ năm 1986, cho rằng nước Pháp không nên khép lại vấn đề tị nạn chính trị.
Vì theo ông, « Nhà nước nói là tình hình không còn như năm 1975 nữa, nhưng vẫn còn nhiều người Hmong Việt nam, những người đầu tiên liên minh và chiến đấu với quân đội Pháp, vẫn sống trong nghèo khó và bị phân biệt và người ta không nhắc đến những con người này ».

Switch mode views: