Bắc Triều Tiên xuất khẩu lậu 270 triệu đô la trong 6 tháng
- Chúa Nhật, 10 tháng Chín năm 2017 20:48
- Tác Giả: Thu Hằng
Một tàu Bắc Triều Tiên trên sông Áp Lục, biên giới với Trung Quốc, cửa ngõ buôn bán chính với Trung Quốc.
REUTERS/Jacky Chen
Cộng đồng quốc tế càng gia tăng các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên vì chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo, Bình Nhưỡng càng tìm cách lách lệnh cấm vận để duy trì nguồn ngoại hối.
Kết luận được các chuyên gia Liên Hiệp Quốc đưa ra trong bản báo cáo công bố ngày 09/09/2017, trước kỳ họp quyết định về loạt trừng phạt thứ 8 của Hội Đồng Bảo An đối với chế độ Kim Jong Un.
Báo cáo của Liên Hiệp Quốc khẳng định chính thức những thông tin được nhiều nguồn tin ngoại giao ẩn danh cung cấp cho các hãng truyền thông, trong đó có AFP, vào tháng 08/2017.
Các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc tiến hành nghiên cứu từ tháng 02 đến tháng 08/2017.
Trong thời gian này, Bình Nhưỡng vẫn xuất khẩu hầu hết các loại sản phẩm bị Liên Hiệp Quốc cấm và mang về cho Bắc Triều Tiên ít nhất 270 triệu đô la.
Sau khi Trung Quốc quyết định ngừng nhập than đá của Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã cho xuất các lô hàng đó thông qua một số nước, trong đó có Việt nam và Malaysia, để tái xuất tiếp sang nước thứ 3.
Vẫn theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, « Bắc Triều Tiên tiếp tục vi phạm các trừng phạt về tài chính nhờ đội ngũ tình báo ở nước ngoài tiến hành các giao dịch tài chính cho đất nước ».
Nhiều cuộc điều tra đang được tiến hành về các hồ sơ liên quan đến Syria, một số nước châu Phi.
Theo kết luận của báo cáo, « việc không thực hiện nghiêm túc các biện pháp trừng phạt, cùng với các cách lách luật ngày càng nhiều của Bắc Triều Tiên, đã phá hỏng mục tiêu của các nghị quyết buộc Bắc Triều Tiên từ bỏ mọi vũ khí hủy diệt hàng loạt và các hoạt động liên quan ».
Gia tăng trừng phạt buộc Bình Nhưỡng đàm phán
Trong phiên họp ngày 11/09/2017 của Hội Đồng Bảo An liên quan đến loạt trừng phạt thứ 8 sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của chế độ Kim Jong Un, thách thức đối với năm nước thành viên thường trực (Nga, Mỹ, Trung Quốc, Pháp và Anh) là phải « tỏ đoàn kết vì đây là cách duy nhất có thể tiến tới một giải pháp ngoại giao thành công », theo nhận định của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres trong bài trả lời phỏng vấn báo Pháp Le Journal du Dimanche ngày 10/09.
Ông cũng đánh giá vấn đề hạt nhân, vũ khí đạn đạo của Bắc Triều Tiên là « rất đáng ngại » và đây là « cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà chúng ta phải xử lý từ nhiều năm qua ».
Trong khi đó, trong cuộc điện đàm ngày 09/09 với đồng nhiệm Mỹ Donald Trump và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng « cần phải đưa ra phản ứng đoàn kết, nghiêm khắc trước những hành động khiêu khích lặp đi lặp lại » của Bắc Triều Tiên, đồng thời « ưu tiên gia tăng sức ép đối với Bình Nhưỡng bằng cách tăng cường trừng phạt ».
Về phía thủ tướng Đức Angela Merkel, trong bài phỏng vấn được đăng trên tờ Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung ngày 10/09, bà cho biết sẵn sàng tham gia một sáng kiến ngoại giao để chấm dứt chương trình hạt nhân và vũ khí đạn đạo của Bắc Triều Tiên.
Thủ tướng Đức gợi ý mô hình đàm phán vấn đề nguyên tử của Iran với kết quả là thỏa thuận hạt nhân giữa Teheran và các cường quốc được ký vào tháng 07/2015.
Tin mới
- Hiểm họa nguyên tử và dân tộc chủ nghĩa tại châu Á - 11/09/2017 19:52
- Biển Đông : Indonesia thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc - 11/09/2017 18:30
- Thổ Nhĩ Kỳ mở lại phiên tòa xử tờ báo đối lập - 11/09/2017 18:05
- Một nhà dân chủ Đài Loan nhận tội âm mưu « lật đổ » chế độ Trung Quốc - 11/09/2017 16:42
- Philippines : Biểu tình phản đối tôn vinh Marcos - 11/09/2017 16:19
- Ngành nghề Việt Nam tại Triển lãm Hoàn cầu Paris 1900 - 11/09/2017 16:11
- Bắc Triều Tiên: Hội Đồng Bảo An thông qua những biện pháp trừng phạt mới - 11/09/2017 15:47
- Donald Trump điện đàm với Erdogan hạ nhiệt căng thẳng - 10/09/2017 23:08
- Những người tị nạn Hmong đầu tiên đến Guyane - 10/09/2017 22:33
- Miến Điện : Quân nổi dậy Rohingya tuyên bố ngừng bắn - 10/09/2017 20:56
Các tin khác
- Quân đội Syria phá vòng vây phi trường Deir Ezzor của Daech - 10/09/2017 20:40
- Chính sách di dân của Tổng thống Trump - 09/09/2017 23:59
- Bão Irma đổ bộ vào Cuba, đe dọa Florida, 6 triệu người được lệnh sơ tán - 09/09/2017 23:00
- Liên Hiệp Quốc báo động: Người tị nạn Rohingya ở Bangladesh tăng vọt - 09/09/2017 22:28
- Tập đoàn quân sự Thái Lan lúng túng vì vụ cựu thủ tướng Yingluck đào thoát - 09/09/2017 22:03
- Hạt nhân Bắc Triều Tiên: Trung Quốc trông đợi vào tiếng nói của Pháp - 09/09/2017 20:54
- Phi cơ Mỹ-Nhật tập trận ở Biển Hoa Đông, gần bán đảo Triều Tiên - 09/09/2017 20:46
- Hun Sen: "Tôi sẽ cầm quyền thêm 10 năm" - 09/09/2017 02:09
- Bà Yingluck Cựu Thủ Tướng Thái-Lan đã thực hiện 'vụ đào thoát vĩ đại' như thế nào? - 08/09/2017 23:25
- Tỉ phú Trung Quốc bị chế độ truy lùng, xin Mỹ cho tị nạn - 08/09/2017 21:38