Tòa Án Hình Sự Quốc Tế : Nga rút, Philippines sẵn sàng đi theo
- Thứ Năm, 17 tháng Mười Một năm 2016 16:32
- Tác Giả: Mai Vân
Trụ sở của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (ICC) tại la Haye.
REUTERS/Jerry Lampen/File Photo
Sau 14 năm hoạt động bị cho là không hiệu quả, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế đang đứng trước nguy cơ bị mất dần thành viên.
Sau ba nước châu Phi, hôm qua, 16/11/2016, đến lượt Nga quyết định rút ra khỏi định chế này, một hành động sắp được Philippines noi theo.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh rút nước Nga ra khỏi Tòa Án Hình Sự Quốc Tế CPI. Theo giới phân tích, có nhiều lý do thúc đẩy Matxcơva ra quyết định như trên.
Trước tiên là CPI trong 14 năm hoạt động đã chỉ ra được 4 phán quyết và tất cả đều liên quan đến các sự kiện diễn ra ở Châu Phi. Nhưng đến tháng Giêng năm nay, CPI thông báo mở điều tra về cuộc chiến giữa Nga và Gruzia năm 2008 và về tranh chấp ở Ukraina, nơi mà Nga bị tố cáo hậu thuẫn phe nổi dậy.
Ngoài ra còn cuộc chiến ở Syria, Nga can thiệp quân sự, ủng hộ chế độ Assad, và trút bom xuống Aleppo. Hội Đồng Bảo An đã từng muốn đưa vấn đề ra trước Tòa Án Hình Sự nhưng đã bị Nga ngăn chận.
Sau cùng, việc rút ra khỏi CPI cũng là một hành động của ông Putin, muốn phủ nhận một định chế bị ông cho là do « phương Tây thành lập ».
Quyết định của ông Putin đã lập tức được một lãnh đạo châu Á muốn kết thân với ông bắt chước. Hôm nay, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết sẵn sàng rút khỏi định chế CPI, theo gương Nga.
Vốn rất bất mãn trước những lời tố cáo của phương Tây nhắm chiến dịch chống ma túy của ông đã khiến hàng ngàn người bị giết, ông Duterte đã gọi CPI là một định chế « vô ích », chỉ biết nhắm vào những nước nhỏ.
Nếu Manila thực hiện lời đe dọa, thì trong vỏn vẹn vài tuần, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế mất đi 5 thành viên. Trước Nga và Philippines, ba quốc gia châu Phi là Gambia, Nam Phi và Burundi đã cho biết là sẽ rút ra khỏi định chế này.
Trước nguy cơ bị phá sản, ngay từ ngày đầu cuộc họp Đại Hội Đồng của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế mở ra hôm qua, chủ tịch Sidika Kaba đã khẩn thiết kêu gọi các nước đã ký hiệp định Roma sáng lập Tòa Án là đừng rời bỏ định chế này.
Tin mới
- Bầu cử địa phương : Trung Quốc sách nhiễu ứng viên độc lập - 18/11/2016 20:26
- Nhật-Mỹ : Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố "tin cậy" vào Donald Trump - 18/11/2016 16:57
- Việt Nam nâng cấp phi đạo trên đảo Trường Sa - 18/11/2016 14:17
- Thái Lan tăng cường kiểm duyệt sau khi Quốc vương băng hà - 18/11/2016 01:30
- Hãy thích ứng với Tổng Thống Trump - 17/11/2016 23:55
- Hơn 21 ngàn du học sinh Việt Nam đang ở Hoa Kỳ - 17/11/2016 23:43
- Báo chí Hy Lạp hoan nghênh Obama - 17/11/2016 22:51
- Trump vào Nhà Trắng, châu Âu phải tự cường - 17/11/2016 20:21
- Nguy cơ xung đột lợi ích khi Donald Trump vào Nhà Trắng - 17/11/2016 19:56
- Pháp: Cựu bộ trưởng Kinh tế Macron ra tranh cử tổng thống - 17/11/2016 16:47
Các tin khác
- Biển Đông : Nhật và Malaysia tái khẳng định quyền tự do hàng hải - 17/11/2016 15:37
- Tổng thống Pháp : Thỏa thuận Paris về Khí hậu là « không thể đảo ngược » - 16/11/2016 23:59
- Trump 'rất thích’ hai điều khoản chính của Obamacare - 16/11/2016 22:27
- Hàn Quốc : Mở rộng điều tra vụ bê bối quân sư. - 16/11/2016 20:51
- Indonesia: Đô trưởng Jakarta bị truy tố về tội báng bổ đạo Hồi - 16/11/2016 20:35
- Tướng Mỹ trấn an: Hoa Kỳ không quay lưng với châu Á - 16/11/2016 20:12
- Bắc Kinh dùng ngư dân Hải Nam để xác quyết đòi hỏi lãnh thổ ở Biển Đông - 16/11/2016 19:50
- Trung Quốc: Giết chủ tịch xã, dân oan bị hành quyết - 16/11/2016 19:33
- Mỹ-Syria: Trump sẽ bắt tay với Assad? - 16/11/2016 19:26
- Việt Nam từ bỏ dự án điện hạt nhân : các giải pháp thay thế ? - 16/11/2016 17:01