Dự án « liên bang Philippines » đầy bất trắc của Rodrigo Duterte
- Thứ Ba, 28 tháng Sáu năm 2016 13:45
- Tác Giả: Tú Anh
Tổng thống tân cử Philippines, Rodrigo Duterte tại Davao. Ảnh ngày 27/06/2016.
REUTERS/Lean Daval Jr
Ngày 30/06/2016, Rodrigo Duterte sẽ nhậm chức tổng thống Philippines với dự án biến quốc đảo Đông Nam Á này thành một liên bang.
Ông muốn « phá nát » cơ chế chính trị hiện nay do một « băng đế quốc » kiểm sóat và chỉ đạo từ Manila.
Tăng cường quyền hạn cho các chính quyền địa phương để giải quyết nội chiến sẽ lợi hại ra sao ?
Trong lúc vận động tranh cử, luật sư Rodrigo Duterte cam kết sẽ thay đổi Hiến pháp để xây dựng một chế độ liên bang cho Philippines : tản quyền về các « tiểu bang mới » để điều hành vận mệnh của 81 tỉnh hiện nay.
Theo tổng thống tân cử chế độ hiện tại chỉ là phương tiện để thành phần chính trị gia ở Manila thay nhau chiếm giữ quyền lực : cũng từng người ấy, trong một văn phòng duy nhất, cai trị tất cả người Philippines.
Lời tuyên bố này, theo AFP, đúng là cá tính đao to búa lớn mà thị trưởng Davao hay sử dụng để bài bác chính khách thủ đô.
Ngày 30/06/2016, ông Rodrigo Duterte sẽ là nhân vật tỉnh lẻ đầu tiên lên thay tổng thống mãn nhiệm Benigno Aquino, tuy rất được lòng dân, nhưng xuất thân từ một nhóm gia đình giàu có, thượng lưu ở Manila, từ nhiều thế hệ đứng đầu sinh họat chính trị Philippines.
Để chứng tỏ ông xem thường thủ đô, ngày Lưỡng viện quốc hội thông báo kết quả bầu tổng thống với nghi lễ trang trọng, Rodrigo Duterte không đến tham dự.
Từ khi đắc cử đến nay, ông chỉ về Manila có một lần và cho biết sẽ dành đa số thời gian của nhiệm kỳ sáu năm « đóng đô » ở đảo Davao cách thủ đô 2000 cây số.
Hy vọng hoà bình và phát triển kinh tế
Theo kế hoạch « liên bang » của tổng thống mới thì các « tiểu bang » sẽ được quyền tự trị rộng rãi, có thể giữ lại phần lớn lợi nhuận từ khai thác tài nguyên giúp cho địa phương được phát triển tốt hơn.
Trong chế độ liên bang, trung ương chỉ giữ những thẩm quyền cốt lõi như an ninh, quốc phòng, chính sách đối ngoại và hải quan.
Tác động quan trọng nhất của chính sách tản quyền là thiểu số Hồi giáo ly khai sẽ ngừng nổi dậy chống chính quyền trung ương.
Trong những tuần lễ gần đây, những tuyên bố thuận chiều từ các thủ lĩnh Hồi giáo võ trang cho phép suy luận là họ đồng ý với dự án liên bang .
Từ muốn đến được, đường đi không dễ
Tuy nhiên, theo AFP, cải cách Hiến Pháp không phải là chuyện đơn giản. Bản Hiến pháp Philippines được viết lại lần cuối cùng vào năm 1987 sau cuộc « cách mạng nhân dân » lật đổ chế độ độc tài Marcos.
Các Nghị sĩ đã cài nhiều chốt chận, phòng ngừa mọi mưu toan tái lập chế độ độc tài, chẳng hạn như giới hạn nhiệm kỳ tổng thống, duy nhất, 6 năm.
Để lách các chốt chận, ông Rodrigo Duterte sẽ nhân giai đoạn đang được lòng dân, tổ chức trưng cầu dân ý, sửa đổi Hiến Pháp, theo tiết lộ của những người thân cận.
Thế nhưng, không có gì bảo đảm là ý định này sẽ thực hiện thành công và chưa chắc mang lại kết quả mong chờ.
Lợi bất cập hại
Những người chống lại dự án liên bang cho rằng kế hoạch của ông Rodrigo Duterte mù mờ.
Họ đặt câu hỏi liệu chế độ liên bang sẽ trị được căn bệnh hiện nay của Philippines hay sẽ làm cho các vấn đề trở thành nghiêm trọng hơn ?
Theo nhà phân tích Temario Rivera, thuộc Center for People Empowerment in Governance, trong một nước mà chính thể đã yếu thì chế độ liên bang có thể làm cho tan rả.
Tản quyền có thể tạo cơ hội cho các bè nhóm lợi ích ở địa phương, một phần là nguồn cội của bạo lực hiện nay, tóm thu quyền thế.
Vì chính phủ trung ương không đủ mạnh để phản ứng, chế độ liên bang sẽ đưa Philippines vào một tương lai đầy bất trắc.
Tin mới
- Quốc hội Bắc Triều Tiên họp bất thường về kinh tế - 29/06/2016 23:59
- Mỹ, Nhật, Hàn lần đầu tập trận hỏa tiễn chống Bắc Triều Tiên - 29/06/2016 23:29
- NIS, « ổ gián điệp » hoành hành tại Hàn Quốc - 29/06/2016 23:22
- CSVN sợ 'bạo loạn' trước ngày công bố nguyên nhân cá chết - 29/06/2016 21:03
- Biển Đông : Indonesia nâng cấp căn cứ quân sự trên quần đảo Natuna - 29/06/2016 17:09
- Thị trưởng Mỹ theo đạo Hồi kêu gọi lòng khoan dung - 28/06/2016 15:48
- Việt Nam ‘chưa cần’ Airbus giúp giải mã hộp đen - 28/06/2016 15:37
- Sau Brexit, Nghị viện Châu Âu hy vọng một sức bật mới - 28/06/2016 14:25
- Trung Quốc : Phó tổng biên tập tạp chí của đảng Cộng sản tự sát - 28/06/2016 14:01
- Biển Đông : Tổng thống tân cử Philippines tránh khiêu khích - 28/06/2016 13:51
Các tin khác
- Cam Bốt sẽ không ủng hộ phán quyết về Biển Đông - 28/06/2016 13:36
- Úc phá hủy hai tàu Việt Nam đánh cá trái phép - 28/06/2016 13:22
- Hậu Brexit, châu Âu tìm phương án B - 28/06/2016 00:13
- Pháp-Đức bất đồng về thời điểm đàm phán Brexit - 28/06/2016 00:04
- Đại tá phi công Trần Quang Khải , người lái chính của chiếc Su-30 - 27/06/2016 23:41
- Brexit : Kỳ thị ngoại quốc ở Anh gia tăng - 27/06/2016 19:31
- Nga : Snowden lên án một luật theo dõi toàn bộ dân chúng - 27/06/2016 19:22
- Anh Quốc : Hơn 2,5 triệu chữ ký yêu cầu bỏ phiếu lần thứ hai - 27/06/2016 19:12
- Trung Quốc có lợi thế khi nước Anh đơn lẻ - 27/06/2016 19:05
- Euro 2016 : Bóng đá châu Âu tái lập trật tự - 27/06/2016 18:49