Cam Bốt sẽ không ủng hộ phán quyết về Biển Đông
- Thứ Ba, 28 tháng Sáu năm 2016 13:36
- Tác Giả: Thụy My
Chủ tịch đảng Nhân Dân Cam Bốt, thủ tướng Hun Sen (giữa). Ảnh ngày 28/06/2016.
REUTERS/Samrang Pring
Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đồng thời là lãnh đạo đảng Nhân dân (CPP) cầm quyền ngày 28/06/2016 tuyên bố sẽ không ủng hộ phán quyết sắp tới của Tòa án Trọng tài Thường trực về Biển Đông, do đây là « sự thông đồng chính trị tệ hại nhất ».
Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 65 năm thành lập đảng Nhân dân Cam Bốt tại Phnom Penh, ông Hun Sen nói :
« Đảng CPP không ủng hộ, và hơn nữa còn phản đối bất kỳ tuyên bố nào của ASEAN nhằm ủng hộ phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực liên quan đến tranh chấp Biển Đông, mà một số quốc gia bên ngoài khu vực đã giật dây và gây áp lực lên các thành viên ASEAN, thậm chí còn trước cả khi tòa án chưa có quyết định ».
Theo Tân Hoa Xã, năm 2013, Philippines đã đơn phương đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) về việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền « đường lưỡi bò » tại Biển Đông.
Hãng tin nhà nước Trung Quốc dẫn lời thủ tướng Hun Sen: « Đảng Nhân dân Cam Bốt dự kiến điều này, và cho rằng đây là sự thông đồng chính trị tệ hại nhất trong khuôn khổ quốc tế, kết quả là dẫn đến sự chia rẽ giữa các thành viên ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc ».
Ông Hun Sen cảnh báo rằng nỗ lực của một số quốc gia bên ngoài khu vực nhằm huy động lực lượng chống lại Trung Quốc sẽ gây tác động tiêu cực đối với ASEAN và hòa bình trong vùng này.
Hôm 14/6, ngoại trưởng các nước ASEAN họp tại Vân Nam đã đưa ra một tuyên bố chung với lời lẽ cứng rắn khác thường, chỉ trích các hành động quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Nhưng vài giờ sau bản tuyên bố đã được thu hồi với lý do nhầm lẫn, nhưng nhiều chuyên gia khẳng định do Trung Quốc đã gây sức ép.
Bắc Kinh đầu tư hàng tỉ đô la vào Cam Bốt, cùng với viện trợ quân sự hào phóng.
Năm 2012 Phnom Penh với tư cách chủ tịch luân phiên ASEAN đã phá hỏng nỗ lực của khối này nhằm thiết lập một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông với Trung Quốc.
Tin mới
- Mỹ, Nhật, Hàn lần đầu tập trận hỏa tiễn chống Bắc Triều Tiên - 29/06/2016 23:29
- NIS, « ổ gián điệp » hoành hành tại Hàn Quốc - 29/06/2016 23:22
- CSVN sợ 'bạo loạn' trước ngày công bố nguyên nhân cá chết - 29/06/2016 21:03
- Biển Đông : Indonesia nâng cấp căn cứ quân sự trên quần đảo Natuna - 29/06/2016 17:09
- Thị trưởng Mỹ theo đạo Hồi kêu gọi lòng khoan dung - 28/06/2016 15:48
- Việt Nam ‘chưa cần’ Airbus giúp giải mã hộp đen - 28/06/2016 15:37
- Sau Brexit, Nghị viện Châu Âu hy vọng một sức bật mới - 28/06/2016 14:25
- Trung Quốc : Phó tổng biên tập tạp chí của đảng Cộng sản tự sát - 28/06/2016 14:01
- Biển Đông : Tổng thống tân cử Philippines tránh khiêu khích - 28/06/2016 13:51
- Dự án « liên bang Philippines » đầy bất trắc của Rodrigo Duterte - 28/06/2016 13:45
Các tin khác
- Úc phá hủy hai tàu Việt Nam đánh cá trái phép - 28/06/2016 13:22
- Hậu Brexit, châu Âu tìm phương án B - 28/06/2016 00:13
- Pháp-Đức bất đồng về thời điểm đàm phán Brexit - 28/06/2016 00:04
- Đại tá phi công Trần Quang Khải , người lái chính của chiếc Su-30 - 27/06/2016 23:41
- Brexit : Kỳ thị ngoại quốc ở Anh gia tăng - 27/06/2016 19:31
- Nga : Snowden lên án một luật theo dõi toàn bộ dân chúng - 27/06/2016 19:22
- Anh Quốc : Hơn 2,5 triệu chữ ký yêu cầu bỏ phiếu lần thứ hai - 27/06/2016 19:12
- Trung Quốc có lợi thế khi nước Anh đơn lẻ - 27/06/2016 19:05
- Euro 2016 : Bóng đá châu Âu tái lập trật tự - 27/06/2016 18:49
- Antoine Griezmann lập cú đúp đưa Pháp lội ngược dòng vào tứ kết - 27/06/2016 18:42