Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mỹ tìm phương án mới với Nga giải quyết khủng hoảng Syria

kerry -nga

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Madrid. Ảnh ngày 19/10/2015
REUTERS/Andrea Comas

Khủng hoảng Syria trên phương diện ngoại giao có một số diễn biến mới.

Trong chặng dừng chân Châu Âu ngày 19/10/2015, Ngoại trưởng Mỹ thông báo sẽ tìm kiếm một cách tiếp cận « hoàn toàn mới » với Nga, và một số đối tác khác, để tìm ra một « giải pháp chính trị » cho Syria.

 Theo AFP, tại Madrid, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry khẳng định sẽ trở lại Châu Âu trong những ngày tới để hội kiến với các đồng nhiệm Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê Út và Jordani.
Từ Matxcơva, hãng thông tấn Ria Novosti nêu ra khả năng sẽ có một cuộc gặp các ngoại trưởng Mỹ, Nga và Ả Rập Xê Út tại Vienna.

Theo Ngoại trưởng Hoa Kỳ, can thiệp quân sự hiện nay của Nga có thể khiến xung đột gia tăng, và sẽ thêm nhiều người phải tị nạn.
 Mặt khác, ông John Kerry hy vọng sẽ cùng với Matxcơva khai thác « một tiếp cận hoàn toàn mới », nếu như Nga chấp nhận vừa tiến hành chiến dịch chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, vừa tìm kiếm một « giải pháp chính trị ».

Trong buổi làm việc với người đồng nhiệm Tây Ban Nha, Jose Manuel Garcia-Margallo, Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhấn mạnh đến trách nhiệm « tìm ra một phương tiện để tránh cho tình trạng khủng hoảng hiện nay (tại Syria) trở nên tồi tệ hơn », « tránh cho Syria bị hủy diệt hoàn toàn, để lại những hệ quả tai hại », đặc biệt là làn sóng tị nạn, với khoảng ba phần tư người dân Syria phải bỏ nhà cửa ra đi, tính đến nay.

Ả Rập Xê Út chấp nhận Assad tại vị đến khi chính phủ lâm thời ra đời

Một chuyển động khác trong lĩnh vực ngoại giao : cũng hôm qua 19/10/2015, trong cuộc hội kiến với Ngoại trưởng Đức tại Ryad, lãnh đạo Ngoại giao Ả Rập Xê Út chấp thuận lập trường của Berlin, theo đó, Tổng thống Bachar al-Assad có thể tiếp tục tại vị cho đến khi nào chính phủ quá độ được thành lập.
Tuy nhiên, ông Adel al-Jubeir nhấn mạnh, ông Assad phải rời bỏ chức vụ ngay khi chính phủ này « sẵn sàng điều hành đất nước ».

Trước đó, quan điểm của chính quyền Ả Rập Xê Út là cương quyết buộc Tổng thống Assad phải ra đi, nếu cần thiết sẽ « sử dụng vũ lực ».

Ngay sau tuyên bố nói trên của Riyad hồi cuối tháng 9/2015 tại Liên Hiệp Quốc, Nga khởi sự chiến dịch không kích chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, và các lực lượng vũ trang « khủng bố » tại Syria.

Một chiến dịch nhằm hậu thuẫn cho chế độ Assad đang trên bờ vực sụp đổ, theo nhiều nhà quan sát.
Trên thực tế, sáng kiến về việc lập một chính phủ quá độ, có đầy đủ quyền lực, nhằm chuẩn bị cho các cuộc bầu cử dân chủ tại Syria, đã được các cường quốc chấp thuận hồi tháng 6/2012 tại hội nghị quốc tế về Syria, thường được gọi là « Genève 1 ».
 

Switch mode views: