Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thủ tướng Đức đến Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn làn sóng tị nạn Syria

GERMANY-TURKEY

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Ahmet Davutoglu (P) và Thủ tướng Đức Angela Merkel, tại Istanbul ngày 18/10/2015.
REUTERS/Bulent Kilic

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đến Istanbul ngày 18/10/2015.

Cuộc chiến tại Syria, làn sóng tị nạn và khủng bố giết chết hơn 100 người biểu tình cách nay 8 hôm tại Ankara là những chủ đề được lãnh đạo Đức-Thổ thảo luận.

Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác không thể thiếu trong hồ sơ khủng hoảng Syria. Ankara đặt điều kiện đòi Liên Hiệp Châu Âu cấp cho 3 tỷ euro.

Đối thoại với Tổng thống Erdogan là chuyện không tránh được nhưng một phần công luận Đức e ngại Thủ tướng nhượng bộ « ác quỷ » đổi lấy thỏa thuận hợp tác.

Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut phân tích :

Chúng ta còn có thể bàn chuyện làm ăn với hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ hay không ?
Nhật báo bình dân Bild Zeitung tổng hợp một cách gợi hình tâm trạng chung của người dân Đức vào lúc Thủ tướng Angela Merkel chuẩn bị lên đường vào ngày Chủ Nhật hôm nay.

 Thủ tướng Đức không có quan hệ thân thiết gì với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhưng bà bị áp lực rất mạnh.
Nước Đức hiện đang phải đối phó với làn sóng tị nạn nhập cư khổng lồ mà phần lớn đi ngang qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Thủ tướng Merkel không ngừng tuyên bố là không thể giải quyết khủng hoảng tị nạn, bằng hàng rào bao quanh nước Đức mà phải giải quyết ngay trong khu vực.
Nói cụ thể là Châu Âu sẽ viện trợ tài chính giúp cải thiện đời sống của người tị nạn Syria hiện tạm cư ở Thổ Nhĩ Kỳ để họ không tìm cách sang Châu Âu.

Chuyến viếng thăm của Thủ tướng Angela Merkel diễn ra vào lúc Thổ Nhĩ Kỳ sắp bầu cử quốc hội. Bà bị công luận Đức chỉ trích là chọn thời điểm không đúng lúc, có thể bị Tổng thống Erdogan khai thác để trục lợi chính trị.

Người Đức đặt câu hỏi về những thỏa hiệp chính trị mà bà Merkel phải chấp nhận để thuyết phục ông Erdogan.
-Công nhận Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia đáng tin cậy trong khi vấn đề người Kurdistan bị đàn áp vẫn đang gây tranh luận tại Đức (kẻ bênh người chống Ankara).
- Hoặc chấp thuận cấp visa nhập cảnh dễ dàng cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ trong khi cộng đồng này đã rất đông đảo tại Đức.
- Hay là mở lại tiến trình đàm phán cho phép Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên Hiệp Châu Âu.
Cho đến nay, Thủ tướng Merkel vẫn gạt bỏ viễn cảnh này.

Switch mode views: