OCDE ra tay ngăn chặn các công ty đa quốc gia trốn thuế
- Thứ Ba, 06 tháng Mười năm 2015 21:09
- Tác Giả: Trọng Thành
Tập đoàn mạng Google cũng bị điểm mặt trong số các tập đoàn quốc tế được cho là trốn thuế.
AFP PHOTO/Nicholas KAMM
Hàng năm trên toàn thế giới, ước tính không ít hơn 100 đến 240 tỷ đô la tiền thuế bị thất thu, do việc các tập đoàn đa quốc gia lách luật.
Hôm 05/10/2015, Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế đạt đồng thuận về các biện pháp buộc các tập đoàn đa quốc gia phải nộp thuế ngay tại nơi hoạt động kinh tế thực sự diễn ra.
Đối tượng của OCDE là các tập đoàn đa quốc gia sử dụng cơ chế « tối ưu hóa tài chính », lợi dụng các thiên đường thuế, để tránh phải nộp thuế tại nước sở tại.
Trong số 15 biện pháp được OCDE thống nhất đề xuất để ngăn chặn việc lậu thuế, có việc tập đoàn có doanh số từ 750 triệu euro trở lên phải khai báo các hoạt động tại mỗi quốc gia, các thông tin sau đó sẽ được cơ quan thuế vụ các nước chia sẻ.
Trả lời AFP, Giám đốc OCDE Pascal Saint-Aman nhận xét : các biện pháp vừa được đề xuất là « đợt biên soạn lại hoàn toàn đầu tiên các chuẩn mực tài chính quốc tế kể từ một thế kỷ nay ».
Giám đốc OCDE hoan hỉ với đồng thuận vừa đạt được, sau nhiều năm phải đối mặt với việc các công ty lớn như Starbucks, McDonald’s hay Google chỉ nộp thuế với các khoản tiền hết sức ít ỏi, so với kinh doanh thực của họ.
Giám đốc OCDE đưa ra hình ảnh ví von : nếu như trước đây những công ty trốn thuế có được « các đại lộ thênh thang », thì nay để tiếp tục hoạt động như vậy, họ « sẽ phải chuyển vào bí mật ».
Kế hoạch chống biển thủ thuế nói trên còn phải được Bộ trưởng Tài chính nhóm G20, họp tại Peru ngày 09/10/2015 thông qua, trước khi được lãnh đạo các nước G20 phê chuẩn vào tháng 11/2015.
Các biện pháp chống trốn thuế của OCDE vừa được đưa ra là kết quả của hai năm làm việc cam go.
Trước đó, không mấy người tin tưởng vào một đồng thuận quốc tế trong vấn đề hết sức phức tạp này.
Hoạt động « tối ưu hóa tài chính » của các tập đoàn đa quốc gia gây thiệt hại khoảng 100 đến 240 tỷ đô la, tương đương với từ 4% đến 10% nguồn thu từ thuế của toàn thế giới.
Tuy nhiên, nhiều tổ chức phi chính phủ không hài lòng. Oxfam và CCFD-Terre Solidaire nhấn mạnh, các quy định mới của OCDE trên thực tế chỉ liên quan từ 10% đến 15% công ty quốc tế.
Tin mới
- Lụt lớn ở hai tiểu bang Carolina: Đê vỡ, 14 người thiệt mạng - 07/10/2015 19:57
- Đồng minh châu Á của Mỹ hy vọng TPP kềm hãm được Trung Quốc - 07/10/2015 19:14
- Châu Âu giúp Thổ Nhĩ Kỳ mở trung tâm tiếp nhận di dân - 07/10/2015 18:39
- Nga, Syria và đồng minh tấn công nhiều vị trí quân thánh chiến - 07/10/2015 18:28
- Nga sẵn sàng phối hợp với Mỹ không kích tại Syria - 07/10/2015 18:09
- Quan chức Lào bất bình về lãi suất tín dụng quá cao do Trung Quốc áp đặt - 07/10/2015 17:23
- Bầu cử Miến Điện : Phật giáo cực đoan ủng hộ đảng cầm quyền - 07/10/2015 16:32
- Philippines tố cáo Trung Quốc muốn chiếm Biển Đông làm của riêng - 07/10/2015 15:53
- Địa Trung Hải : Khởi sự giai đoạn 2 chiến dịch chống buôn người - 06/10/2015 22:08
- Thủy triều đen vịnh Mêhicô : BP bồi thường 20,8 tỷ đôla - 06/10/2015 21:50
Các tin khác
- Hoa Kỳ và NATO lên án Nga vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ - 06/10/2015 21:00
- AFP tặng giải thưởng cho nhà báo Thái Lan chống tội khi quân - 06/10/2015 15:45
- Tội ác chống người Rohingya : Miến Điện bị 19 tổ chức Hồi giáo kiện tại Mỹ - 06/10/2015 15:37
- TPP : Việt Nam thắng lớn, Trung Quốc thua đau ? - 06/10/2015 15:27
- Hiệp định TPP được mọi nơi hoan nghênh, ngoại trừ Trung Quốc - 06/10/2015 15:19
- Air France chuẩn bị sa thải 2.900 người, lãnh đạo nhân sự bị tấn công - 05/10/2015 22:08
- Thủ tướng Pháp hoan nghênh vai trò quốc tế của Tokyo - 05/10/2015 21:57
- Đàm phán TPP kết thúc tốt đẹp, Obama nhấn mạnh tương lai khu vực Thái Bình Dương - 05/10/2015 21:38
- Cựu lãnh đạo đặc khu Hồng Kông ra tòa vì tham nhũng - 05/10/2015 21:26
- Bắc Triều Tiên bị nghi tấn công hệ thống tin học tàu điện ngầm Hàn Quốc - 05/10/2015 21:19