Châu Âu họp thượng đỉnh phân bổ 120.000 người nhập cư
- Thứ Tư, 23 tháng Chín năm 2015 17:48
- Tác Giả: Thụy My
Dòng người tỵ nạn hướng về phía biên giới Áo tại vùng Hegyeshalom, Hungary. Ảnh 22/09/ 2015.
REUTERS/David W Cerny
Hôm nay 23/09/2015 lãnh đạo các nước Liên hiệp Châu Âu (EU) họp đột xuất tại Bruxelles để bàn việc tăng cường kiểm soát biên giới và huy động quỹ để giải quyết cuộc khủng hoảng di dân lịch sử đang gây chia rẽ, đặc biệt là các nước Đông Âu, sau khi đã thỏa thuận phân bổ 120.000 người nhập cư.
Mỗi ngày hàng ngàn người muốn xin tị nạn tại châu Âu tiếp tục tràn đến biên giới các nước Hy Lạp, Croatia, Hungary và Ý thuộc không gian Schengen.
Chỉ riêng trong ngày hôm qua đã có đến 9.000 vào Croatia – một con số kỷ lục, 5.000 người đi qua Áo trong đó có phân nửa vượt biên giới Áo-Hung từ nửa đêm đến rạng sáng nay.
Tối qua tại Bruxelles, 28 nước EU thông qua bỏ phiếu đa số đã chấp nhận việc phân bổ 120.000 người nhập cư từ Irak, Syria và Erythrée đã đến Hy Lạp và Ý từ cuối tháng Tám.
Quyết định gây tranh cãi kịch liệt này cũng được áp dụng cho bốn nước Đông Âu : Cộng hòa Sec, Hungary, Slovakia và Rumani, tuy bỏ phiếu chống nhưng rổt cuộc cũng phải nhận vào hàng ngàn di dân.
Thủ tướng Slovakia Robert Fico tuyên bố thà vi phạm luật EU còn hơn chấp nhận quota, còn Thủ tướng Cộng hòa Sec Milos Zeman phẫn nộ nói : « Tương lai sẽ cho thấy sai lầm này đến cỡ nào », và « hy vọng » quyết định này sẽ được rút lại.
Nhưng Ủy viên châu Âu phụ trách nhập cư Dimitris Avramopoulos hôm nay chúc mừng « chiến thắng của EU », còn Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi mỗi nước EU nên tiếp nhận số lượng di dân được phân bổ.
Trước cuộc khủng hoảng di dân tệ hại nhất từ năm 1945, các lãnh đạo châu Âu muốn để lại phía sau những tranh cãi để tập trung cho việc ngăn chận ngay từ gốc rễ hiện tượng di dân ồ ạt, qua việc hỗ trợ tài chính cho các nước láng giềng của Syria (Thổ Nhĩ Kỳ, Jordani, Liban) hiện đang phải chứa 4 triệu người nhập cư.
Khi giúp đỡ các nước này và các cơ quan Liên Hiệp Quốc đang quản lý các trại tị nạn, châu Âu hy vọng sẽ cố định được số di dân tại chỗ.
Bên cạnh đó, EU còn muốn tăng cường hiệu quả của « chính sách hồi hương » các di dân kinh tế, mà hiện nay chỉ có 39% số người bị từ chối quy chế tị nạn là bị trục xuất.
Châu Âu sẽ mở các « hotspot » tức các trung tâm tiếp nhận người tị nạn tại Hy Lạp và Ý để những người đến nơi được nhanh chóng đăng ký, lấy dấu tay, nhờ đó phân biệt được những ai có thể lưu lại.
Từ đầu năm đến nay, số di dân đến châu Âu đã tăng gấp bốn lần, và dự kiến có khoảng 1 triệu đơn xin tị nạn được nộp tại EU trong năm 2015.
Related news items:
Tin mới
- Pháp không kích tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Syria - 27/09/2015 21:12
- Biển Đông : Tập Cận Bình không nhân nhượng Obama - 27/09/2015 00:26
- Nhà Trắng trải thảm đỏ đón Tập Cận Bình - 25/09/2015 18:20
- Nga dùng Syria làm bàn đạp để vươn lên trở lại trên trường quốc tế - 24/09/2015 22:13
- Pháp bán được cho Ai Cập hai chiến hạm Mistral - 24/09/2015 18:40
- Tại Seattle, ông Tập Cận Bình tán dương quan hệ kinh tế Trung - Mỹ - 24/09/2015 18:31
- Đài Loan nổi giận vì thẻ nhập cảnh điện tử của Bắc Kinh - 24/09/2015 18:15
- Nghị sĩ Mỹ lên án Trung Quốc tiếp tục khiêu khích phi cơ Mỹ ở châu Á - 24/09/2015 18:01
- Trung Quốc rút ngắn khoảng cách với Mỹ về công nghệ quốc phòng - 24/09/2015 01:49
- Nữ phi công Ukraina tố cáo phiên tòa phi lý của Nga - 23/09/2015 20:00
Các tin khác
- Chủ tịch Tập Cận Bình đề nghị một « mô hình mới » cho quan hệ Mỹ-Trung - 23/09/2015 16:37
- Thành phố Stanton 'dị ứng' với cà phê bikini - 23/09/2015 04:22
- Hàng triệu tín đồ Hồi giáo chuẩn bị hành hương thánh địa Mecca - 22/09/2015 21:53
- Hungary cho phép quân đội nổ súng vào người tị nạn - 22/09/2015 21:46
- Đức Giáo Hoàng rời Cuba sang Hoa Kỳ - 22/09/2015 21:35
- Bắc Kinh bắt giữ một phụ nữ Mỹ gốc Hoa bị nghi là gián điệp - 22/09/2015 19:41
- Chủ tịch Trung Quốc bắt đầu chuyến công du Mỹ - 22/09/2015 19:23
- Gián điệp điện tử tạo căng thẳng cho quan hệ Mỹ-Trung - 22/09/2015 06:23
- Hoa Kỳ giải tỏa thêm các biện pháp cấm vận Cuba - 21/09/2015 22:44
- Liên Hiệp Châu Âu cố tìm một thỏa hiệp chia sẻ gánh nặng tị nạn - 21/09/2015 22:28