Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Cam Ranh, “vũ khí” chống Trung Quốc của Việt Nam?

CAMRANH


Ảnh vẽ cảnh chiến hạm Liên Xô tại căn cứ Cam Ranh (vào năm 1985) trong kho tư liệu ảnh của Lầu Năm Góc (Nguồn : Bộ Quốc phòng Mỹ)


Chính phủ Hà Nội đã tuyên bố rằng cảng Cam Ranh kể từ nay sẽ không được sử dụng như một căn cứ quân sự của nước ngoài.
 Nhưng trên thực tế, Cam Ranh có thể sẽ là một thứ “vũ khí” của Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.

 Căng thẳng Việt-Trung do vụ giàn khoan HD-981 buộc Hà Nội phải thắt chặt hơn nữa quan hệ quân sự với Washington, thậm chí sẳn sàng mở rộng cửa cảng Cam Ranh cho Hoa Kỳ.

Sau khi đã là căn cứ quân sự của Mỹ trong thời gian chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh đã là nơi đặt cơ sở hậu cần của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga trong 23 năm, trước khi Matxcơva trao lại cảng này cho Việt Nam vào năm 2002.

Là một cảng biển nước sâu, Cam Ranh có thể tiếp nhận các hàng không mẫu hạm và các cơ sở tại cảng này gần đây đã được đầu tư hàng triệu đôla để nâng cấp.

Tại Diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La cuối tháng Năm vừa qua, bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã tuyên bố là cảng Cam Ranh sẽ cung cấp dịch vụ cho tàu quân sự lẫn dân sự của mọi quốc gia.

Trong những năm gần đây, Hải quân Hoa Kỳ vẫn thường xuyên ghé thăm cảng Đà Nẳng và có những hoạt động giao lưu với Hải quân Việt Nam, cũng như với người dân địa phương.
 Vào năm ngoái, họ cũng đã tham gia tập luyện chung với Việt Nam về tìm kiếm, cứu hộ trên biển.
Vào năm 2012, ông Leon Panetta đã là bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Mỹ kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam đến thăm vịnh Cam Ranh.

Các tàu tiếp liệu của Hải quân Mỹ đã nhiều lần vào cảng Cam Ranh để được sửa chữa, nhưng cho tới nay chưa có chiến hạm nào của Hải quân Mỹ ghé cảng này.
Nếu Việt Nam mở rộng cửa, đón Hải quân Mỹ vào vịnh Cam Ranh thì đây sẽ là một bước tiến rất lớn trong quan hệ quân sự Mỹ-Việt.

Theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, Hà Nội có lẽ đã dọn dường cho khả năng này khi vào tháng trước quyết định tham gia Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt ( PSI ).

Do Hoa Kỳ và Ba Lan thiết lập vào năm 2003, PSI là một nỗ lực của quốc tế nhằm ngăn cấm các tàu chuyên chở những vũ khí hủy diệt hàng loạt và nay đã có hơn 100 quốc gia tham gia.

 Quyết định tham gia PSI của Hà Nội có ý nghĩa ở chỗ là mãi cho tới tháng trước, Việt Nam, cùng với Trung Quốc, vẫn cho rằng PSI vi phạm công pháp quốc tế.

Vấn đề là khi tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ, Hà Nội cũng phải cố giữ một sự cân bằng với quan hệ với những cường quốc khác, đặc biệt là Nga, hiện vẫn là nguồn cung cấp vũ khí quan trọng nhất cho Việt Nam.
Trả lời hãng tin Itar-Tass ngày 19/06/2014, đại sứ Việt Nam tại Nga Phạm Xuân Sơn cho biết là Nga có quyền ưu tiên sử dụng cảng Cam Ranh.

Về phần Hoa Kỳ, dĩ nhiên là sẽ không được sử dụng Cam Ranh như một căn cứ quân sự giống như ở Philipines, nhưng việc các chiến hạm Mỹ thường xuyên ghé cảng Cam Ranh, để thăm, để tiếp nhiên liệu hay làm những việc khác chắn chắn sẽ phát một tín hiệu có ý nghĩa đến Trung Quốc.

 Sự hiện diện quân sự được tăng cường của Mỹ ở Việt Nam có thể sẽ khiến Bắc Kinh tỏ ra bớt hung hăng hơn trong tranh chấp chủ quyển Biển Đông.

Switch mode views: