Khủng hoảng Ukraina mang màu sắc chiến tranh lạnh Nga-Mỹ
- Thứ Sáu, 13 tháng Mười Hai năm 2013 17:43
- Tác Giả: Tú Anh
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Châu Âu và Á- Âu Victoria Nuland phân phát bánh mì cho người biểu tình Ukraina tại Kiev, ngày 11/12/2013.
REUTERS/Andrew Kravchenko
Sau một thời gian do dự, Hoa Kỳ công khai bày tỏ lập trường ủng hộ đối lập Ukraina thân Liên Hiệp Châu Âu.
Washington thúc đẩy thành viên cũ của Liên Xô ngày trước vào vòng tay của Bruxelles trong một cuộc đọ sức tranh giành ảnh hưởng mang màu sắc chiến tranh lạnh với Nga.
Phong trào phản kháng tại Ukraina bước vào tuần lễ thứ tư kể từ khi chính quyền Kiev bất ngờ thông báo bỏ ngang ý định ký kết thỏa ước hội viên liên kết với Liên Hiệp Châu Âu ngày 21/11/2013.
Lập tức từ nhà tù, nguyên nữ thủ tướng Ioulia Timochenko kêu gọi dân chúng xuống đường phản đối.
Phong trào đối lập được thành phần trí thức, sinh viên và ba vị tổng thống cũ ủng hộ huy động gần 100.000 người biểu tình tiến chiếm trụ sở Tòa đô chính, bao vây trụ sở Chính phủ và Quốc hội để gây sức ép.
Từ biểu lộ quyết tâm muốn Ukraina hội nhập vào gia đình châu Âu, phong trào thêm vào mục tiêu mới đòi Tổng thống Victor Ianoukovitch từ chức và lên án nguyên thủ quốc gia có ý đồ bán nước cho Nga.
Do ở thế cá nằm trên thớt, lệ thuộc vào dầu khí của Nga, chính quyền Kiev, dù do đảng nào cầm quyền, cũng phải chịu đựng những thủ đoạn gây sức ép của Nga nhất là từ khi trùm mật vụ Putin nắm quyền.
Cao điểm của thủ đoạn này là tái lập một vòng đai kết hợp các thành viên ngày trước của Liên Xô cũ nay được độc lập, trong đó có Ukraina ở biên giới phía tây trong dự án « hiệp định thuế quan ».
Sau nhiều tuần lễ im lặng, để cho Liên Âu một mình hứng đòn ngầm của Nga, và phải chờ đến khi chính quyền Ianoukovitch huy động cảnh sát đặc biệt tấn công người biểu tình nhưng thất bại tại quãng trường Maiden, Hoa Kỳ mới chính thức phản ứng .
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với Tổng thống Ukraina là ông « lo ngại sâu sắc » trước viễn cảnh chính quyền đàn áp dân bằng bạo lực.
Ngoại trưởng John Kerry thì tuyên bố « buồn nôn » và để cho chủ nhân Lầu năm góc Chuck Hagel cảnh báo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Pavel Lebedev là Mỹ « chống lại giải pháp sử dụng quân đội đàn áp đối lập».
Trong một động thái biểu tượng, đích thân Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Âu sự vụ - bà Victoria Nuland - tham gia biểu tình tại Kiev và phân phát bánh ngọt. Tại quãng trường « Độc Lập », Trợ lý ngoại trưởng Mỹ kêu gọi quốc gia chư hầu cũ của Liên Xô hãy « bảo vệ tương lai của mình trong châu Âu ».
Trong lúc đó từ Washington, Bộ Ngoại giao đe dọa « trừng phạt » giới lãnh đạo Kiev.
Nhận định về thái độ của Mỹ, chuyên gia quan hệ quốc tế Mỹ Charles Kupchan nhận định là từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kỳ và các đồng minh Châu Âu đã khôn khéo lôi kéo các thành viên cũ của Liên Xô ngả theo phương Tây.
Mục tiêu của Tây phương một phần là bắt nguồn từ tâm lý « vị tha » để chứng tỏ rằng những thành viên của Liên Hiệp Châu Âu và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO thành công hơn và ổn định hơn là những nước đứng ngoài.
Vào tháng 10 năm 2012, đích thân ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Cao ủy đối ngoại Liên Hiệp Châu Âu là Cathrine Ashton đã đến thăm vùng Balkans. Tại đây, hai bà khuyến khích Serbia, Kosovo và Bosnia noi gương Croitia gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và NATO.
Tuy nhiên, Mỹ cũng có dụng ý chiến lược là giới hạn ảnh hưởng của Nga.
Giữa Washington và Matxcơva đang diễn ra ván cờ tranh giành ảnh hưởng đến sát cạnh biên giới của Nga.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia Trung Âu đã quay theo Liên Hiệp Châu Âu và xu hướng dân tộc chủ nghĩa đang bùng lên tại Nga, chắc chắn là Nga bằng mọi cách thọc gậy bánh xe, cản trở Ukraina ra khỏi quỹ đạo.
Nhà phân tích khác là Joerg Forbrig của viện nghiên cứu German Marshall Fund chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin tìm cách « xung đột » với Mỹ, vẽ ra một « thế lực tây phương thù địch » để phục vụ cho nhu cầu chính trị nội bộ.
Chuyên gia Đức trách cứ Mỹ đã « phạm một sai lầm biểu tượng » khi Ngoại trưởng John Kerry vào giờ chót đã không dự hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE tại Kiev hồi đầu tháng 12. Hành động này đã được Nga xem là Mỹ bỏ rơi Ukraina.
Tuy nhiên, qua tuyên bố của phát ngôn viên bộ ngoại giao Mỹ Jennifer Psaki, thì không nên nhìn cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ukraina qua lăng kính « xung khắc Mỹ-Nga ».
Trong thực chất, hai bên cần nhau để giải quyết hai hồ sơ nóng khác là Syria và Iran. Còn Ukraina thì để cho Bruxelles gánh phần nặng nhất.
Tin mới
- Việt Nam : Tuyên án tử hình 2 cựu quan chức tham nhũng tại Vinalines - 16/12/2013 19:46
- Hoa Kỳ gia tăng trợ giúp Việt Nam bảo vệ lãnh hải - 16/12/2013 19:39
- Mỹ : Ba người Trung Quốc bị kiện về tội làm gián điệp công nghệ - 16/12/2013 04:37
- Sức kháng cự của kinh tế Thái Lan trước khủng hoảng chính trị - 16/12/2013 04:29
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 15-12-2013 - 16/12/2013 04:01
- Liên Hiệp Quốc muốn tăng các biện pháp bảo vệ nhà báo - 15/12/2013 03:12
- Mỹ-Trung : Suýt xảy ra sự cố trên Biển Đông - 15/12/2013 02:26
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 14-12-2013 - 15/12/2013 02:14
- Nhật Bản sẽ viện trợ 14 tỉ euro cho Đông Nam Á - 13/12/2013 20:15
- Iran dừng đàm phán, tố cáo danh sách đen của Mỹ "đi ngược lại tinh thần Genève" - 13/12/2013 19:59
Các tin khác
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 13-12-2013 - 13/12/2013 17:32
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 12-12-2013 - 12/12/2013 17:57
- Việt Nam xét xử «đại án tham nhũng» tại Vinalines - 12/12/2013 16:56
- Các nước vùng Vịnh tỏ thái độ cứng rắn trên hồ sơ Syria - 11/12/2013 23:47
- Time chọn Đức Giáo hoàng làm nhân vật của năm 2013 - 11/12/2013 23:22
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 11-12-2013 - 11/12/2013 20:03
- Nhân vật châu Á nổi bật 2013 : Tập Cận Bình - Shinzo Abe đồng hạng - 11/12/2013 19:49
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 10-12-2013 - 10/12/2013 17:11
- Lãnh đạo thế giới đến Nam Phi tưởng niệm Mandela - 10/12/2013 16:32
- Nhiều tập đoàn Internet Mỹ đòi Washington sửa luật an ninh - 10/12/2013 00:56