Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Apple bị tố cáo bóc lột sức lao động trẻ em

Apple  ThuongHai



Tại một cửa hàng Apple ở Thượng Hải ngày 23/09/2011.
Reuters


Xưởng gia công Trung Quốc làm việc cho tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ bị tố cáo bóc lột sức lao động trẻ em.
 Ba chi nhánh của công ty Đài Loan Pegatron tại Thượng Hải bị tai tiếng.

Theo tổ chức bảo vệ người lao động China Labor Watch, có trụ sở tại Hoa Kỳ, 70.000 nhân viên làm việc cho hãng Pegatron của Đài Loan tại Thượng Hải phải làm việc trung bình là từ 66 đến 69 giờ mỗi tuần.

Có rất nhiều công nhân chưa đầy 18 tuổi và cũng không ít người được nhận vào với danh nghĩa là thực tập viên nhưng thực tế là phải lao động cực lực.
Trong những thời điểm cần nâng cao tốc độ sản xuất, công nhân của Pegatron tại Trung Quốc bắt buộc phải làm thêm giờ phụ trội.

Pegatron có chính sách kỳ thị và phân biện đối xử với một số sắc tộc như là người Tây Tạng chẳng hạn, hay từ chối nhận các công nhân có con nhỏ … China Labor Watch đã đưa ra các nhận xét như trên trong báo cáo được công bố vào cuối tháng 7/2013.

Để hoàn thành bản báo cáo này, tổ chức bảo vệ người lao động của Mỹ đã thực hiện một loạt các cuộc phỏng vấn với 200 công nhân của Petragon và đã bí mật điều nhân viên đến hiện trường quan sát thực tế.

Về phần mình, nhãn hiệu Quả táo trên trang chủ của Apple đã bác bỏ những cáo buộc của China Labor Watch.

Tập đoàn Mỹ khẳng định luôn cấm sử dụng sức lao động của trẻ em và nhân viên của các đối tác làm việc với Apple không được phép làm việc quá 60 giờ mỗi tuần. Apple không vi phạm luật lao động quốc tế.

Apple và Pegatron

Theo tiết lộ của tờ báo The Wall Street Journal, trước đây Foxconn là đối tác Đài Loan số 1 của Apple nhưng nhiều sự cố đã xảy ra khi một số linh kiện được dùng cho điện thoại iPhone 5 của Apple có vấn đề. Điều đó đã khiến tập đoàn Mỹ xét lại mối hợp tác với Foxconn. Foxconn tuyển dụng 1,2 triệu nhân công Trung Quốc.

Nhưng xa hơn nữa, kể từ sau hàng loạt các vụ tự sát của nhân viên Foxconn hồi năm 2010, Apple vì không muốn liên lụy và làm xấu đi hình ảnh của mình nên đã giữ khoảng cách với đối tác Đài Loan này để xích lại gần hơn với một đối tác Đài Loan khác là Pegatron.

Báo cáo của tổ chức bảo vệ người lao động China Labor Watch được công bố gần như cũng lúc chủ tịch tổng giám đốc Apple, Tim Cook, đến Bắc Kinh để thương lượng với tập đoàn viễn thông China Mobile.

Cho đến nay, China Mobile là hãng duy nhất tại Trung Quốc không phân phối điện thoại và máy tính bảng của nhãn hiệu Quả táo. Apple đã nhiều lần thương lượng với tập đoàn viễn thông này của Trung Quốc nhưng vẫn vô vọng.

Cho tới cuối tháng 6/2013 China Mobile cung cấp thuê bao cho 740 triệu người Trung Quốc. Sở dĩ lãnh đạo Apple đang tìm cách mở rộng quan hệ với China Mobile, do tập đoàn viễn thông này của Trung Quốc tuy bị các anh em cùng một nhà như China Unicom, China Telecom lấn át trong lĩnh vực điện thoại 3G nhưng China Mobile lại đang tiên phong trong việc chuẩn bị tung ra hệ 4G.

Lại cũng Tim Cook hồi đầu năm 2013 đã tuyên bố : thành công tại thị trường Trung Quốc là yếu tố hết sức quan trọng đối với Apple.

Apple nuôi tham vọng chinh phục thị trường smartphone số 1 trên thế giới, có doanh thu 80 tỷ đô la/năm. Ông chủ tập đoàn Mỹ không che giấu ý muốn Trung Quốc cũng sẽ phải là thị trường số 1 của Apple.

Vấn đề đặt ra là doanh thu của Apple trên thị trường Trung Quốc Đài Loan và kể cả Hồng Kông trong quý 2/2013 giảm hơn 14 % so với cùng thời kỳ năm ngoái. Giảm 43 % so với quý 1 năm nay.

Sản phẩm mới nhất là điện thoại iPhone 5 cũng không đủ sức thuyết phục người tiêu dùng Trung Quốc.

Theo nhận định của cơ quan tư vấn về công nghệ cao IDC, hiện tại Apple mới chỉ kiểm soát được có 9 % thị phần điện thoại di động thông minh của Trung Quốc. Trong khi đó thì Samsung của Hàn Quốc đã giành được 19 % thị trường rộng lớn này. Như vậy Apple đứng hàng thứ 5 hay thứ 6 trong bảng xếp hạng high tech, sau những Hoa Vi, Lenovo, ZTE và Coolpad …

Hiện tại Apple đề ra mục tiêu nhân lên gấp đối số cửa hàng của mình tại Trung Quốc trong hai năm sắp tới. Để so sánh, các chi nhánh của nhãn hiệu Hàn Quốc, Samsung đông gấp ba lần so với của Apple.

Ngoài ra, thành công của ông khổng lồ high tech Hàn Quốc trên quê hương của Đức Khổng Từ có được là nhờ vào cả một dàn sản phẩm vừa đa dạng, vừa đủ sức thích nghi với túi tiền của người tiêu dùng. Điện thoại và các sản phẩm như máy tính bảng của Apple hiện còn quá đắt và còn ở ngoài tầm với của nhiều người dân Hoa lục.

Switch mode views: