Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Vatican và Bắc Kinh đạt đồng thuận lịch sử, tín đồ vẫn cảm thấy bất an

vatican TQ

Bên trong một nhà thờ ở thành phố Đại Lí (Dali) tỉnh Vân Nam (Yunnan), Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 10/12/2015
by Zhang Peng/LightRocket via Getty Images

Tòa thánh Vatican ngày 22/09/2018 thông báo đạt được một thỏa thuận với Bắc Kinh trong việc bổ nhiệm các giám mục Trung Quốc.

 Tuy nhiên, bước đi xích lại gần đầu tiên này chưa đủ để giải tỏa mối lo âu của hàng chục triệu tín đồ công giáo « thầm lặng » tại Trung Quốc.

Theo nhận định của hãng tin Pháp AFP, sự xích lại gần mang tính lịch sử này là một phúc lành dành cho chế độ cộng sản.
 Như vậy, Trung Quốc sẽ có một vai trò trong việc bổ nhiệm các giám mục.

Trước mắt, đức giáo hoàng đồng ý công nhận 7 giám mục đã được chính quyền Bắc Kinh bổ nhiệm mà không cần ý kiến của ngài.
Thỏa thuận này dấy lên hy vọng nối lại bang giao giữa Tòa Thánh và chính quyền Bắc Kinh, bị đoạn tuyệt từ năm 1951.

Trên đài RFI , sử gia về tôn giáo, ông Odon Vallet, cho rằng, thỏa thuận này cho phép giải quyết các mối xung khắc giữa Vatican và Trung Quốc lâu từ gần 70 năm qua:
« Vatican và Trung Quốc bất hòa với nhau từ năm 1949. Trung Quốc thời Mao Trạch Đông muốn kiểm soát tuyệt đối việc bổ nhiệm các giám mục.
Điểm mới ở đây, chính là việc hai bên đã có một sự thỏa hiệp, theo đó, các giám mục sẽ được bổ nhiệm theo sự đồng thuận giữa chính phủ Trung Quốc và Tòa Thánh.

Tại Trung Quốc có hai Giáo Hội. Một Giáo Hội chính thức được chính phủ công nhận, nhưng các giám mục lại không được Vatican công nhận.
Rồi có một Giáo Hội thầm lặng, thường xuyên bị sách nhiễu, bởi vì các giám mục của Giáo Hội này lại không được chính quyền Bắc Kinh chấp nhận, và đôi khi những vị này được Vatican bí mật bổ nhiệm ».

Tuy nhiên, nhiều tín đồ Giáo Hội thầm lặng vẫn chưa thật sự an tâm vì thỏa thuận Vatican – Trung Quốc không đề cập đến một sự bảo đảm nào về tự do tín ngưỡng tại Trung Quốc.

 

Switch mode views: