Biển Đông : Vì sao Trung Quốc dịu giọng ?
- Thứ Ba, 23 tháng Sáu năm 2015 15:03
- Tác Giả: Thanh Phương
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã dịu giọng trên vấn đề Biển Đông, tuy rằng trên thực tế Bắc Kinh không hề thay đổi lập trường trên hồ sơ này.
Khi Philippines ngày 15/05/2014 công bố các hình ảnh cho thấy Bắc Kinh bắt đầu tiến hành bồi đắp, mở rộng các đảo đang tranh chấp của quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã trả lời thẳng thừng : « Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa), và các vùng biển xung quanh, bao gồm cả Xích Qua Tiêu ( Đá Gạc Ma ).
Bất cứ công trình xây dựng nào của Trung Quốc trên đảo này là hoàn toàn thuộc chủ quyền Trung Quốc ».
Mười tháng sau đó, tháng 03/2015, bà Hoa Xuân Oánh cũng đã ra tuyên bố tương tự : « Những hoạt động xây dựng bình thường của Trung Quốc trên các đảo của chúng tôi và trên vùng biển của chúng tôi là hợp pháp, hợp lý và chính đáng ».
Tuy nhiên, trong bốn tháng gần đây, đã có thay đổi lớn trong cách mà Bắc Kinh nói về những hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trước hết là ngày 09/04, cũng chính phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh đã nêu rõ chi tiết các công trình xây dựng đảo nhân tạo để chứng minh mục đích « dân sự » của các công trình này.
Tiếp đến, ngày 16/06, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lục Khảng thông báo việc bồi đắp đảo sắp kết thúc.
Theo trang mạng The Diplomat, các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ghi nhận rằng, trước khi thông báo sắp ngừng xây dựng đảo nhân tạo, Trung Quốc đã hoàn tất việc bồi đắp hai đảo Đá Gạc Ma và Đá Chữ Thập, và gần như đã hoàn tất các đảo khác.
Cho dù trên thực tế Trung Quốc vẫn sẽ thực hiện đến cùng những hoạt động xây dựng của họ trên Biển Đông, nhưng sự thay đổi giọng điệu nói trên cho thấy Bắc Kinh thấy rõ là nếu cứ khăng khăng « chủ quyền không thể tranh cãi », hay « hợp pháp, hợp lý », thì hình ảnh của nước này trên trường quốc tế và đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á sẽ bị tổn hại.
Cũng trên trang The Diplomat gần đây, một học giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định rằng tranh chấp Biển Đông có thể ảnh hưởng đến thành công của các dự án ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh, như dự án Con đường tơ lụa hàng hải.
Dự án này rất cần sự hợp tác của các nước láng giềng trong khối ASEAN. Vị học giả này đề nghị Trung Quốc nên điều chỉnh các chính sách và chiến lược về Biển Đông.
Những thay đổi giọng điệu nói trên có thể là bước đầu của việc điều chỉnh chính sách về Biển Đông của Trung Quốc.
Chiến lược của Bắc Kinh là vừa xác quyết chủ quyền trên Biển Đông, nhưng vừa duy trì quan hệ tốt với các nước tranh chấp, mà chủ yếu là dựa trên hợp tác kinh tế.
Nhưng như đã nói ở trên, Trung Quốc chỉ thay đổi giọng điệu chứ không hề thay đổi hành vi.
Bắc Kinh vẫn dứt khoát không để mất một tấc lãnh thổ nào trên Biển Đông. Ấy là chưa kể, tuy xác nhận rằng các công trình xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa cũng nhằm mục đích quốc phòng, nhưng cho tới nay Trung Quốc không tiết lộ bất cứ điều gì về các kế hoạch quân sự hóa các đảo nhân tạo này, trong khi đây mới thật sự là điều gây lo ngại cho các nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.
Tin mới
- VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG : HÒA HAY CHIẾN ? - 30/06/2015 23:25
- Qua bài học Achentina, Hy Lạp không hoàn toàn tuyệt vọng - 30/06/2015 19:02
- Merkel sẽ bị lịch sử phê phán nếu Châu Âu bỏ rơi Hy Lạp - 29/06/2015 16:23
- Ai mua nhà ở Hoa Kỳ? - 27/06/2015 00:16
- NATO và Nga bên bờ một cuộc Chiến tranh lạnh mới ? - 25/06/2015 19:45
- Con đường tháo chạy của đại gia đỏ - 25/06/2015 06:21
- Nguyễn Phú Trọng đi thăm Hoa Kỳ nói lên điều gì? - 25/06/2015 05:38
- Bà Hillary Lột Xác - 24/06/2015 20:08
- GREXIT : Thiệt hại nếu Hy Lạp ra khỏi Eurozone - 24/06/2015 02:43
- Đàng sau các cuộc chiến bí hiểm của Mỹ - 23/06/2015 19:07
Các tin khác
- Đối mặt với làn sóng di dân, Liên Hiệp Châu Âu ngăn đường chận biển - 22/06/2015 18:46
- Hồng Kông : Trung Quốc dùng « quần chúng » để chống phe Dân chủ - 20/06/2015 15:45
- Châu Âu đau đầu vì thanh niên tham gia thánh chiến - 18/06/2015 14:57
- Đọc Báo Mỹ - 17/06/2015 16:06
- Biển Đông sẽ lại khuấy động hợp tác Việt-Trung - 16/06/2015 22:15
- Giải trừ hạt nhân nhưng canh tân vũ khí - 15/06/2015 18:16
- Du lịch Trường Sa : Sáng kiến thận trọng nhưng hàm chứa rủi ro - 15/06/2015 16:12
- Bỏ tù Chu Vĩnh Khang, Tập Cận Bình thêm thù bớt bạn - 12/06/2015 16:08
- Bà Hillary Gặp Nạn - 11/06/2015 22:43
- Quan hệ Trung-Miến : Bắc Kinh dùng Suu Kyi để dằn mặt Thein Sein - 11/06/2015 15:55