Đối mặt với làn sóng di dân, Liên Hiệp Châu Âu ngăn đường chận biển
- Thứ Hai, 22 tháng Sáu năm 2015 18:46
- Tác Giả: Tú Anh
Một cảnh dừng chân bên bờ Địa Trung Hải chờ đi tim đất lành mới. Ảnh ngày 18/06/2015.
REUTERS/Eric Gaillard
225 ngàn người đổ bộ lên bờ biển Ý từ 2014 đến nay.
Chỉ trong 5 tháng đầu năm nay, hơn 100 ngàn thuyền nhân vượt biển Địa Trung hải, 1865 người chết đuối trong khi hàng chục ngàn di dân bất hợp pháp sử dụng đường bộ vượt biên giới đông Âu.
Hệ quả là Hungari thông báo xây hàng rào dọc theo biên giới với Serbia còn Liên Hiệp Châu Âu thành lập lực lượng hải quân và không quân can thiệp trên biển.
Lực lượng EU Navfor Med, tên rút ngắn của lực lượng hải thuyền Liên Hiệp Châu Âu tại Địa Trung hải là giải pháp mới nhất của Âu Châu ngăn chận làn sóng thuyền nhân chạy trốn chiến tranh hay đi tìm một đời sống mới.
Trước thảm nạn nhân đạo thế kỷ này, Liên Hiệp Châu Âu đã tăng gắp ba các biện pháp cứu trợ trên biển. Từ chiến dịch Triton của Ý, Poséidon của Hy Lạp cho đến kế hoạch di tản trực tiếp 20 ngàn người tỵ nạn Syria để tránh bớt số nạn nhân chết đuối trên biển, Liên Hiệp Châu Âu bước qua giai đoạn quân sự.
Sau hai tháng thảo luận, chiến dịch quân sự đại quy mô đặt tên « EU Navfor Med » hình thành.
Mục tiêu lý thuyết rất đơn giản : ngăn chận làn sóng di dân xuất phát từ Libya, một nước đang ở trong tình trạng gần như vô chủ.
Truy bắt và tiêu diệt các « con thuyền mẹ » kéo các thương thuyền phế thải chất đầy di dân như súc vật ra khơi.
Đây không phải là một chiến dịch nhân đạo mà là một cuộc hành quân lâu dài với những phương tiện lớn với tàu chiến, tàu ngầm, máy bay trinh sát .
Ý đã nỗ lực vận động giải pháp này nên quyền chỉ huy được trao cho một viên tướng hải quân Ý, Enrico Credenlino, thông thạo Anh Pháp ngữ, và bộ tư lệnh EU Navfor Med đặt tại Roma.
Các nước Pháp, Anh, Đức và Tây Ban Nha cung cấp tàu chiến, Tây Ban Nha và Slovenia cùng các thành viên khác gửi máy bay và trực thăng.
Một lực lượng quân sự dồi dào có nhiệm vụ trấn áp những kẻ buôn người.
Theo các nhà chiến lược, để đạt được hiệu quả, lực lượng tuần tra Địa Trung hải phải xâm nhập vào vùng duyên hải 12 hải lý của Libya.
Vấn đề và do không có ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc, lực lượng chống buôn người không thể can thiệp đến tận lãnh hải Libya.
Do vậy, lực lượng hải thuyền và không quân chỉ thực hiện công tác thu thập thông tin tình báo, nhận diện và định vị các đường dây buôn người trong khi chờ đợi một nghị quyêt của Hội Đồng Bảo An.
Một nhà ngoại giao châu Âu nhận định lạc quan : Liên Hiệp Quốc sẽ bật đèn xanh chận bắt các con tàu khả nghi, hủy diệt tàu thuyền của đường dây vượt biển và oanh tạc các cơ sở trên bộ.
Tài liệu của sở tình báo Pháp, do Le Monde trích dẫn, có lược kê những biện pháp mạnh như sử dụng tàu đổ bộ và lực lượng đặc biệt.
Pháp và đại diện Ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, Federica Mogherini, tin rằng sẽ tránh được lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc.
Trong khi Ý bị làn sóng di dân đổ bộ từ Địa Trung hải thì trên bộ, phía Đông Âu, Hungari, một thành viên khác của Liên Hiệp Châu Âu, hứng hơn 50 ngàn người từ đầu năm đến nay.
Budapest cho rằng đã chờ đợi quá lâu mà không thấy Bruxelles tỏ thái độ liên đới nên đơn phương quyết định « phong tỏa biên giới với Serbia ».
Một bức tường bằng kẻm gai, cao bốn thước, sẽ được dựng lên dọc theo biên giới Hungari-Serbia dài gần 175 km như Tây Ban Nha đã thực hiện dọc theo biên giới với Maroc.
Theo chính phủ Hungari, trong số 54 ngàn di dân vượt biên từ đầu năm nay, 75% là dân Syria,Irak và Afghanistan, đã đi qua ngã Serbia.
Còn theo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, đại đa số di dân vượt biên và vượt biển đến từ bốn nước có chiến tranh hay bạo lực là Syria, Erytrée, Somalia và Afghanistan.
Những người còn lại, Mali, Cambia, Nigeria đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Vì không có một giải pháp toàn diện để giúp giải quyết căn nguyên nguồn cội gây ra nổi bất hạnh này, Liên Hiệp Châu Âu trù phú có nguy cơ dựng lên một « bức màn sắt » để ngăn chận di dân từ Bắc Phi.
Tin mới
- Qua bài học Achentina, Hy Lạp không hoàn toàn tuyệt vọng - 30/06/2015 19:02
- Merkel sẽ bị lịch sử phê phán nếu Châu Âu bỏ rơi Hy Lạp - 29/06/2015 16:23
- Ai mua nhà ở Hoa Kỳ? - 27/06/2015 00:16
- NATO và Nga bên bờ một cuộc Chiến tranh lạnh mới ? - 25/06/2015 19:45
- Con đường tháo chạy của đại gia đỏ - 25/06/2015 06:21
- Nguyễn Phú Trọng đi thăm Hoa Kỳ nói lên điều gì? - 25/06/2015 05:38
- Bà Hillary Lột Xác - 24/06/2015 20:08
- GREXIT : Thiệt hại nếu Hy Lạp ra khỏi Eurozone - 24/06/2015 02:43
- Đàng sau các cuộc chiến bí hiểm của Mỹ - 23/06/2015 19:07
- Biển Đông : Vì sao Trung Quốc dịu giọng ? - 23/06/2015 15:03
Các tin khác
- Hồng Kông : Trung Quốc dùng « quần chúng » để chống phe Dân chủ - 20/06/2015 15:45
- Châu Âu đau đầu vì thanh niên tham gia thánh chiến - 18/06/2015 14:57
- Đọc Báo Mỹ - 17/06/2015 16:06
- Biển Đông sẽ lại khuấy động hợp tác Việt-Trung - 16/06/2015 22:15
- Giải trừ hạt nhân nhưng canh tân vũ khí - 15/06/2015 18:16
- Du lịch Trường Sa : Sáng kiến thận trọng nhưng hàm chứa rủi ro - 15/06/2015 16:12
- Bỏ tù Chu Vĩnh Khang, Tập Cận Bình thêm thù bớt bạn - 12/06/2015 16:08
- Bà Hillary Gặp Nạn - 11/06/2015 22:43
- Quan hệ Trung-Miến : Bắc Kinh dùng Suu Kyi để dằn mặt Thein Sein - 11/06/2015 15:55
- Nga : Tương lai đen tối của các tổ chức phi chính phủ - 06/06/2015 17:08