Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Chiến lược xuyên suốt của Pháp tại Cuba

france cuba hollande

Tổng thống Pháp François Hollande tại phi trường quốc tế Jose Marti, La Habana ngày 10/05/2015.

REUTERS/Enrique de la Osa

Nước Pháp phải « đi tiên phong, nhân danh Châu Âu và các quốc gia Tây phương đầu tiên, để có thể nói với người Cuba rằng sẽ được chúng ta ủng hộ nếu họ tự quyết bước qua một giai đoạn cần thiết để cải cách ». 

Trên đây là tuyên bố của Tổng thống Pháp với báo chí trước khi lên đường sang La Habana. 

Trong bối cảnh kinh tế theo mô hình Xô Viết bị hụt hơi và xã hội công dân muốn đổi mới, Cuba mời gọi quốc tế đầu tư mỗi năm ít nhất 2,5 tỷ đôla, một con số khiêm tốn. 

Chuyến viếng thăm Cuba của tổng thống Pháp François Hollande có thể gọi là « lịch sử » vì nhiều lý do. 

Trước François Hollande, không một nhà lãnh đạo Pháp nào đến hải đảo này. Vua Louis-Philippe đến Cuba năm 1798, François Mitterand năm 1974 nhưng cả hai nhân vật này khi đến Cuba đều chưa lên ngôi hoặc chưa đắc cử. 

Tổng thống Pháp còn « qua mặt » cả các lãnh đạo tây phương khác, kể cả Tây Ban Nha, mẫu quốc cũ, cũng bị viễn ảnh đổi mới thu hút từ khi Washington và La Habana bất ngờ loan báo « hòa giải » vào ngày 17/12/2014.

Tại La Habana, Tổng thống Pháp tìm cách cụ thể hóa mối quan hệ song phương đã được Ngoại trưởng Laurent Fabius, trong chuyến viếng thăm cách nay hơn một năm thiết lập với chế độ Castro.

 Paris theo đuổi một chiến lược xuyên suốt từng bước hâm nóng quan hệ Liên Hiệp Châu Âu và Cuba với hy vọng đạt được những kết quả cụ thể vào cuối năm nay. 

Từ năm 1991, tại Hội Đồng Bảo An, Pháp luôn bỏ phiếu thuận ủng hộ nghị quyết kêu gọi hủy bỏ cấm vận Cuba. 

Là lãnh đạo Tây phương đầu tiên đến Cuba sau khi Mỹ-Cuba thông báo hòa giải, Tổng thống François Hollande có thể tự khen mình đã thành công qua mặt siêu cường. 

Mục tiêu là làm sao Pháp chiếm vị thế trọng yếu trong chiến lược ngoại giao, kinh tế, chính trị thúc đẩy tiến trình mở cửa của Cuba.

 Đó là lý do mà trong phái đoàn Tổng thống Pháp có hơn 30 doanh nhân đại tập đoàn tháp tùng. 

Cho đến hiện giờ, Pháp mới đứng hàng thứ 10 trong danh sách đối tác thương mại của Cuba với vỏn vẹn 200 triệu đôla trao đổi trong năm 2014.

Theo giải thích của Tổng thống Pháp, điều quan trọng không phải là những hợp đồng ký với Cuba mà thật ra là từ điểm xuất phát đó, doanh nhân Pháp sẽ « xuất khẩu » sang thị trường Châu Mỹ La tinh rộng lớn. 

Chính phủ Mỹ, qua tuyên bố của Thứ trưởng Thương mại Stefan Selig cũng khẳng định là tiềm năng kinh tế của Cuba rất giới hạn.

Trong lãnh vực nhân quyền, điểm yếu thứ hai của chế độ Castro, sau kinh tế, Tổng thống Pháp sẽ có hai động thái : đề cập vấn đề tôn trọng nhân quyền, tự do ngôn luận với chính quyền Cuba và sẽ trao tặng Bắc đẩu bội tinh cho Hồng Y Jaime Ortega, người đã đóng góp rất nhiều trong việc thuyết phục chính phủ trả tự do cho các tù nhân chính trị.

Từng bị giới phân tích và các đối thủ chính trị tại Pháp phê bình là thiếu kinh nghiệm đối ngoại, Tổng thống François Hollande đã có nhiều cơ hội chứng minh ngược lại. 

Từ Mali cho đến Ukraina, từ vùng Vịnh cho đến Cuba, chủ nhân điện Elysée luôn tỏ ra chủ động dù trước đối thủ khủng bố Hồi giáo, đối tác Nga hay đồng minh Hoa Kỳ.

Vấn đề là nỗ lực của Tổng thống Pháp tại Cuba sẽ mang lại kết quả đến đâu ?

 Liệu chính quyền Cuba có thực tâm đổi mới trong ôn hòa và muốn được tây phương ủng hộ như ông đặt hy vọng ? 

 

Để bảo vệ đặc quyền đặc lợi, lãnh đạo Cuba khó có thể chấp nhận cải cách chính trị.

Hoa Kỳ đã được Cuba báo trước như thế. Báo chí Pháp cũng không thiếu lời cảnh báo Tổng thống François Hollande : Cuba chỉ để cho ông thấy những gì họ muốn cho thấy : sự thay đổi bề mặt với nhà hàng Mc Donald’s hay café Starbuck. 

Thời gian thăm viếng ngắn ngủi không cho phép Tổng thống Pháp tiếp xúc với các cựu tù nhân chính trị, những nhà tranh đấu thật tâm muốn Cuba hội nhập vào cộng đồng thế giới như là một quốc gia dân chủ.

Switch mode views: