Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

PHIM LÀ ĐỜI?

phim la doi


Người ta nói “phim là đời”,nhưng ở Việt Nam, “đời không như là phim” và đa số phim cũng không “lan quyên” đến đời thực!
Phim Việt được remake từ kịch bản nước ngoài luôn “ăn khách” và ít bị hoài nghi hơn – Nguồn: thegioididong.com

 ĐỜI

Nhiều người nói tôi nhiều chuyện, tối ngày đi kể xấu cả thế giới. Tôi thấy cũng… đúng. Vì tôi đang sống ở một nơi, chuyện quá nhiều, không kể thì… uổng!
Nội trong tuần qua, đã có vài vụ điển hình, ví dụ như có ông kia ở Gia Lai, mới nhận 16 năm tù vì bắn chết chị họ. Lý do bắn là: chị họ không lưu số vợ ổng.
Hay ở Hà Nội, có chàng trai “lậm phim” đi tán gái.

“Lậm phim” chỉ những người coi phim mà tin là thiệt, làm theo trong phim và nhận được kết cục không như ý.
“Lậm phim» có nhiều loại lắm – tốt có, xấu có – nhưng tất cả đều minh chứng cho sự thành công của bộ phim đó.

Nhờ sự “lậm phim” của khán giả, không ít người làm phim thành công thêm lĩnh vực kinh doanh, sau khi hợp tác với các nhà buôn, sản xuất những món đồ được mô phỏng giống trong phim. Ví như bộ đồ “siêu nhân” hay con gấu bông mà nam chính tặng nữ chính trong phim…
Nhưng cũng “nhờ” sự lậm phim đó, không ít vụ án xảy ra, do hung thủ cũng là kẻ mê phim, muốn bắt chước.

Hồi xưa, coi phim Tàu, coi cải lương Việt, ai mà không mê mẩn mấy vụ “anh hùng cứu mỹ nhân”?
Những câu chuyện đó cũng góp phần dựng nên những hình mẫu “bạch mã hoàng tử” trong lòng thiếu nữ. Và cũng góp phần tạo nên tánh trượng nghĩa, “thấy chuyện bất bình chẳng tha” cho một số lớn “cánh mày râu”.
“Tôi mơ thành triệu phú cứu vớt gái bơ vơ” – chắc ông Phạm Duy cũng coi nhiều phim, nhiều truyện tương tự, mới có những ước mơ đẹp như vầy.

Chuyện tốt, chuyện tử tế thì không bao giờ là “lỗi mốt”.


Giống như chuyện tử tế, người tử tế ở Sài Gòn, dầu kể ra bất kỳ lúc nào cũng có thể làm mát dịu những trái tim cằn cỗi.
Vì vậy, đến tận ngày nay, nhiều mối lương duyên trong đời thực cũng bắt đầu với những lần “ra tay nghĩa hiệp” như vậy.
Tuy lâu lâu cũng có mấy vị “anh hùng” giả bộ dàn cảnh “cứu mỹ nhân” để cướp bóc ngoài đường. Hoặc dùng cớ “cứu mỹ nhân” để thực hiện mục đích riêng, như vị “anh hùng” dưới đây:

Nguyễn Văn Ðức (24 tuổi, quê ở Thanh Hóa, hiện ở Hà Nội) vừa có tiền vừa có tình, nhưng chắc do không đủ “nhan sắc” nên bị cô gái gốc thủ đô Nguyễn Thị T.,19 tuổi chê.
Sau nhiều lần tán tỉnh không thành, Ðức học theo Lục Vân Tiên ngày xưa, tạo ra vở kịch «anh hùng cứu mỹ nhân», hòng làm nàng cảm động mà «lấy thân đền đáp» như Kiều Nguyệt Nga.
Ðức đặt mua còng số 8, dùi cui điện, đưa thêm cho đồng bọn 60 triệu (hơn 2,500 USD) để thực hiện vở kịch bắt cóc.

 

phim la doi1
“Lục Vân Tiên” Đức (dấu X) và đồng bọn – Nguồn: baogiaothong.vn

Ðồng bọn của “anh hùng” Ðức đã làm việc rất đến nơi đến chốn, không những bắt trói, bịt miệng “mỹ nhân” T. mà còn lột đồ nàng, chụp ảnh, ép nạn nhân phải gọi cho… Ðức để cầu cứu, chứ không được gọi cho ai khác.
Nhận “tin vui”, Ðức mang theo một trái tim nhảy múa, 100 triệu đồng (khoảng 4,300 USD), lái Mercedes đến ngôi nhà hoang để «cứu mỹ nhân».

Ðến nơi, ngoài đưa tiền, Ðức còn lột đồng hồ Hubolt, điện thoại Vertu (không biết hàng thật hay không) cho «bọn cướp» và nói cho mỹ nhân nghe là tổng trị giá hơn 600 triệu đồng. «Bọn cướp» nhận tiền xong thì thả mỹ nhân, đe dọa nạn nhân không được báo công an, nếu không sẽ tung ảnh khỏa thân của nàng lên mạng xã hội.

Chở T. về, Ðức lâng lâng trong dạ, tưởng đã ôm được trọn trái tim nàng. Không ngờ, đàn bà là những niềm đau. Tốn bao công sức và tiền bạc, nàng vẫn không chút động lòng mà còn nghi ngờ rồi báo công an.
Thế là Ðức «lòi chành», cùng đồng bọn vào đồn, kể lại «chiến tích» cho công an…

Ngoài giết người vì lý do trời ơi, tán gái bằng cách trời ơi thì tuần qua, chúng ta còn có câu chuyện về “thánh cách ly” Việt Nam của “ông bầu” Vũ Khắc Tiệp nữa.
Phải nói, từ hồi có cúm Vũ Hán tại Việt Nam đến giờ, có khá nhiều người chịu tai tiếng vì đại dịch này. Trong đó có người nhiễm bệnh, có người không chịu cách ly, có người trốn cách ly, có người đưa người Tàu sang VN bằng đường lậu… nhưng chắc không ai “xui xẻo” và “gây dấu ấn” như Vũ Khắc Tiệp.
Vì Tiệp được cho là người cách ly nhiều lần và gây tai tiếng nhất Việt Nam sau mỗi đợt cách ly của chàng.

Ðầu tiên là cuối tháng 2-2020, khi dự Milan Fashion Week 2020 từ Ý trở về, Vũ Khắc Tiệp phải tự cách ly 14 ngày.
Sắp tự cách ly xong thì lúc đó, lòi ra ca nhiễm cúm Vũ Hán số 17 (cùng dự show thời trang với Tiệp bên Ý): Tiệp tiếp tục bị yêu cầu cách ly tập trung tại bệnh viện.
Sau khi cách ly tập trung xong, vừa được bệnh viện “thả” về vài ngày: Chung cư Tiệp đang ở bị phong toả vì có một ca dương tính, Tiệp tiếp tục bị cách ly.

Bẵng đi một thời gian, những tưởng mối nghiệt duyên giữa Tiệp và “cô Vy” (COVID-19) đã qua.
Không ngờ, mới 18-3-2021, Tiệp vừa check-in tại Paris (trên mạng) xong thì nơi này bị ban bố lệnh phong tỏa một tháng.
Rất may, sau đó Tiệp thú thiệt là chỉ check-in «sống ảo», theo Tiệp là «để lừa COVID-19, thôi», chứ quả tình, chàng đang vi vu Phú Quốc. Thông báo này khiến không ít người dân Phú Quốc lo sợ!
Dầu lần này Tiệp có bị cách ly hay không, cái danh “thánh cách ly” của Tiệp lần nữa được dân mạng Việt réo gọi.

THÁNH CACH LY


Sách về “thánh cách ly” – Nguồn: Facebook

PHIM


Ba câu chuyện, ba cuộc đời ở trên, có thể làm phim không?
Có thể. Nhưng các nhà làm phim ở Việt Nam có làm không? Chắc chắn là không bao giờ!

Bởi vậy, chuyện nhiều như thế, người nhiều chuyện như tôi cũng không hiếm, vậy mà ở Việt Nam tìm không ra một tác phẩm đương đại hay, mang tầm cỡ khu vực Ðông Nam Á, chứ chưa nói đến Châu Á hay thế giới.

Cho dầu tác phẩm đó là truyện, là phim, là nhạc hay là thơ… Ðiều mà Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Phi Luật Tân, Ðài Loan, Ấn Ðộ, Nhật… – những quốc gia cùng Châu Lục làm được từ rất lâu, bắt đầu là những bộ phim, họ đã giới thiệu lịch sử, nền văn hóa, sự cao sang hay khốn cùng của các tầng lớp xã hội và những sự kiện đang thiệt sự diễn ra trong đất nước họ cho khắp thế giới.

Thậm chí, giờ bạn kéo một bạn trẻ Việt lại hỏi về nhà Thanh ở Trung Hoa xưa và nhà Nguyễn ở Việt Nam xưa, chưa chắc người bạn kia biết rành về nhà… Nguyễn bằng nhà Thanh.
Chính bản thân tôi, khi ngồi với những người bạn lớn tuổi hơn, đa số thấy họ đem tích Tàu ra giải, chứ chưa thấy ai đem tích Việt xưa ra nói cả. Ðó là sự xâm nhập và tấn công văn hóa một cách âm thầm nhưng mạnh mẽ.

Về phim ảnh Việt, những người xung quanh tôi chia ra làm hai phe:
1-  Một phe là không bao giờ đi ra rạp coi phim Việt Nam, đơn giản là vì nó dở, hiếm có phim hay. Phim hay, mang nhiều doanh thu đa số là phim remake (phim mua kịch bản rồi làm lại từ những phim nổi tiếng của nước ngoài).
2- Một phe là ủng hộ phim Việt với một tâm thế là không hy vọng gì cả. Hay thì mừng, không hay thì: Phim Việt mà! Rất may cho những người bạn này, lâu lâu điện ảnh Việt cũng có phim hay.

Bản thân tôi ba phải, ai… bao thì đi coi với người đó. Nếu đi coi phim một mình, quả tình, tôi rất ít khi chọn phim Việt.
Thứ nhất là tôi sợ ngủ quên, không ai kêu dậy. Thứ nhì là sợ không ai… tức với mình.

Ðể có một bộ phim hay, chúng ta cần cái gì?

Dĩ nhiên là cốt truyện hấp dẫn. Không phải công nghệ mới như mấy bộ phim về siêu anh hùng/người ngoài hành tinh như Holywood, mà chính kỹ thuật kể chuyện độc đáo mới là thứ giúp bộ phim lưu lại trong đầu người xem.

Mà muốn hay thì phim phải mang tính thực tế, phải khai thác các sự kiện thời sự, mang tính lịch sử đang diễn ra trong xã hội. Ðiều này thì bên kiểm duyệt phim ở Việt Nam sẽ không cho phép xảy ra, nếu có thì chỉ được lồng ghép những sự kiện có lợi cho chính quyền Việt.
Ngoài ra, các sự kiện này phải “phù hợp thuần phong mỹ tục” Việt Nam. Một quy định chung chung, vô thưởng vô phạt nhưng đã giết chết không biết bao nhiêu tác phẩm hay.

Vì sau khi cắt bỏ chỉnh sửa theo ý bên kiểm duyệt, nhiều bộ phim không còn hoàn hảo nữa, gây bức bối cho người xem và uất ức cho người làm phim.
Ví dụ như bộ phim “Ròm” – phim từng đoạt giải cao nhất tại Liên Hoan Phim Quốc tế Busan 2019. Ðã phải cắt gọt, chỉnh sửa đến 50% nội dung – hình thức so với bản gốc mới được cấp phép ra rạp tại Việt Nam, trở thành một bộ phim dở tệ trong mắt công chúng Việt, tôi rất tiếc tiền khi đã mua vé coi phim này.

phim la doi3



Đời ở Việt Nam còn “xuất sắc” hơn phim – Nguồn: Facebook

Thời đại công nghệ phát triển, nhiều công ty VN đã chọn làm phim chiếu trên Youtube hoặc các trang web, thay vì ra rạp.
Tuy vẫn phải tuân theo một số quy định khắt khe của bên kiểm duyệt nhưng đỡ hơn, giang hồ trong phim trên mạng “được” xưng mày tao/chửi thề, “được” bắn nhau…
Doanh nghiệp trong phim trên mạng có thể cấu kết với quan chức xấu để cưỡng chế, đốt nhà dân…

Tôi có người bạn, làm bên đồ họa hoạt hình, bạn kể: “Kiểm duyệt ở Việt Nam không chỉ giết chết điện ảnh mà còn cả truyện tranh và hoạt hình Việt Nam nữa.
Thầy tao cùng ekip làm phim ròng rã mấy tháng trời, thế mà khi kiểm duyệt lại không cho chiếu với lý do cực kỳ nhảm nhí: “phim có cảnh một đứa nhóc lỡ đâm xe vào con trâu mà con trâu là hình ảnh… Việt Nam”. Cứ thế thì nghệ thuật Việt Nam còn lâu mới phát triển được.”
Có người hỏi: “Vì sao phụ nữ thường chọn đàn ông giàu thay vì chọn đàn ông tốt?” Có người trả lời: “Tại vì tốt thì giả vờ được, còn giàu thì không!”
Không bàn sâu vào chuyện lấy đàn ông như thế nào sẽ hạnh phúc hơn, câu trả lời trên hoàn toàn chính xác với nhiều việc khác. Ví dụ như cách làm phim ở Việt Nam.

Giống như ở nhiều nước, người ta thấy biểu tình là đương nhiên, nhưng ở Việt Nam, có rất nhiều người cho là biểu tình đồng nghĩa với bạo loạn. Ðó là do, trong đầu họ không có chút gì gọi là nền tảng dân chủ.

Nhiều lần coi phim Việt, tôi tự hỏi: Bộ mấy người làm phim ở Việt Nam, chưa từng giàu hay sao? Dầu phim nào cũng đầu tư tiền tỷ, tiền triệu đô…
Những bộ phim về giới nhà giàu Việt luôn mang một màu sắc giả tạo. Có lẽ vì vậy, các phim kể về các câu chuyện trong một gia đình giản dị, nghèo khổ lại thường “thắng lớn” ở mặt doanh thu, như phim “Bố Già” đang ra rạp gần đây.

Ðể có phim hay, phải thực tế, phải “đời” – nhà làm phim nào cũng nói như vậy hết. Nhưng hai chữ “thực tế” là thứ khó tìm nhất ở phim Việt.
Từ kịch bản đến tài tử đến góc máy… Vậy mà khi phim «ế», không có doanh thu, thì người ta đổ lỗi cho khán giả: “vọng ngoại”, không yêu nước, khó khăn…
Bộ họ muốn khán giả vào rạp không coi phim mà phải làm chuyện khác hay sao? Như anh chàng dưới đây:

Trong cuộc họp, tổng giám đốc rạp phim hét lớn: Tại sao tháng này doanh thu bán vé giảm đi phân nửa?
Bộ phận sale: - Dạ… do dịch…
Tổng giám đốc: - Sao tháng trước vẫn đông?
Bộ phận sale: - Dạ, do dịch nên phim nước ngoài ít hẳn đi, tháng này toàn phim nội!


Switch mode views: