Mỹ không muốn lập căn cứ thường trực tại Philippines
- Thứ Bảy, 21 tháng Chín năm 2013 16:24
- Tác Giả: Thanh Hà
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ công du Philippines trong hai ngày 11 và 12/10/2013 - REUTERS /K. Lamarque
Trong cuộc họp báo ngày 20/09/2013, pháp ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Marie Harf, nhấn mạnh cho dù muốn đẩy mạnh hợp tác quân sự với đồng minh lâu đời là Philippines nhưng Hoa Kỳ không có ý định mở lại hoặc thiết lập căn cứ quân sự thường trực tại quốc gia Đông Nam Á này.
Tuyên bố trên được đưa ra vài ngày trước chuyến công du Philippines của tổng thống Barack Obama dự trù diễn ra trong hai ngày 11 và 12/10/2013. Trọng tâm chuyến đi này nhằm thúc đẩy hợp tác về an ninh giữa Washington với Manila.
Bản tin của AFP nhắc lại Hoa Kỳ đang thảo luận với Philippines để tăng cường hợp tác vì « an ninh và ổn định của hai nước cũng như của khu vực ». Tổng thống Philippines, Benigno Aquino mong muốn đẩy mạnh hợp tác quân sự với Mỹ trong bối cảnh Philippines, Việt Nam và Nhật Bản đang phải đối phó trước những tham vọng của Trung Quốc về chủ quyền trên biển, tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát việc mở lại hay thiết lập căn cứ quân sự thường trực tại Philippines sẽ làm một số thành phần trong xã hội Philippines nhớ lại thời kỳ Philippines bị Hoa Kỳ chiếm đóng. Năm 1992, trước các làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân Philippines, Hoa Kỳ vĩnh viễn đóng cửa các căn cứ quân sự thường trực.
Trong chiến lược xoay trục về châu Á, tổng thống Barack Obama lên kế hoạch chuyển một phần lớn các lực lượng hải quân của Hoa Kỳ về khu vực Thái Bình Dương từ nay cho tới năm 2020. Hoa Kỳ đang chuẩn bị vào khoảng năm 2016-2017 sẽ có khoảng 2 500 hải quân đóng tại Darwin, một căn cứ ở phía bắc nước Úc.
Ngân sách Mỹ lại gặp bế tắc
Ông Harry Reid (giữa), Chủ tịch nhóm thượng nghị sĩ Dân chủ ở Thượng viện - REUTERS /Mary Calvert
Ngày hôm qua, 20/09/2013, Hạ viện Mỹ biểu quyết về ngân sách của chính quyền Liên bang, có hiệu lực từ nay cho đến giữa tháng 12/2013. Văn bản này dự trù hủy bỏ ngân sách cho chương trình cải tổ hệ thống bảo hiểm xã hội do tổng thống Obama đề xướng.
Nhà Trắng báo trước sẽ dùng quyền phủ quyết để bác dự luật được Hạ viện đề xuất. Cuộc đọ sức giữa phủ tổng thống thuộc đảng Dân chủ và Hạ viện Hoa Kỳ do đảng đối lập Cộng hòa chiếm đa số trên vấn đề ngân sách mở ra hồi hai. Tường trình của thông tín viên RFI, Jean Louis Pourtet từ Washington :
« Thoạt nhìn, cuộc biểu quyết ở Hạ viện tưởng chừng như là một tin vui. Các đại biểu quốc hội đã thông qua dự luật về ngân sách của nhà nước Liên bang trong thời gian từ ngày 01 tháng 10 cho đến giữa tháng 12. Nếu văn bản này không được thông qua thì kể từ ngày 01/10/2013 sẽ có nhiều cơ quan nhà nước phải đóng cửa vì không còn ngân sách hoạt động.
Thế nhưng, mặt khác thì dự luật vừa được thông qua lại đặt ra một điều kiện hết sức khắt khe. Đó là đòi cắt giảm toàn bộ nguồn tài trợ cho chương trình cải tổ hệ thống bảo hiểm xã hội còn được gọi là Obamacare. Đây là chương trình quan trọng nhất trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Obama.
Đảng Dân chủ đang chiếm đa số ở Thượng viện báo trước là sẽ bác bỏ dự luật ngân sách vừa được Hạ viện thông qua. Chủ tịch nhóm thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ ở Thượng viện, Harry Reid báo trước dự luật ngân sách mà Hạ viện Mỹ vừa thông qua sẽ không bao giờ được áp dụng.
Vào tuần tới, Thượng viện sẽ đệ trình một dự thảo về ngân sách khác. Nếu như đề nghị của hai bên Thượng viện và Hạ viện có quá nhiều khác biệt, thì đôi bên chỉ có vỏn vẹn 10 ngày để tìm ra đồng thuận. Đa số tại Hạ viện Mỹ nằm trong tay đảng Cộng Hòa. Cuộc đọ sức giữa bên hành pháp và lập pháp ở Hoa Kỳ mới chỉ khơi mào ».
Theo thẩm định của nhiều chuyên gia quân sự Mỹ, mở lại hoặc thiết lập căn cứ quân sự thường trực là một giải pháp tốn kém cả về phương diện tài chính, lẫn chính trị.
Hiện tại, có khoảng 80 000 lính Mỹ đang đóng tại các căn cứ quân sự ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ 60 năm qua, sự hiện diện của lính Mỹ luôn là cái gai trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với một số quốc gia trong vùng. Trung Quốc khó chịu vì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương. Một phần dư luận Nhật Bản đòi Hoa Kỳ dời căn cứ quân sự đi nơi khác sau một số những sự cố xảy ra giữa lĩnh Mỹ với cư dân địa phương.
Tin mới
- Đức sẽ mềm dẻo hơn trên hồ sơ khủng hoảng kinh tế châu Âu? - 23/09/2013 16:48
- Hé lộ bí ẩn “Vùng 51” - 23/09/2013 16:41
- Khủng bố đẫm máu ở Kenya : Gần 60 người chết, nhiều người bị bắt làm con tin - 22/09/2013 15:22
- Bắc Hàn sụp đổ và kịch bản ứng phó - 22/09/2013 15:16
- Mỹ hài lòng về danh sách vũ khí hóa học Syria - 22/09/2013 15:09
- Trung Quốc: Bạc Hy Lai nhận án tù chung thân - 22/09/2013 14:48
- ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 21/09/2013 - 21/09/2013 17:00
- Trung Quốc sẵn sàng đàm phán nếu Nhật công nhận tranh chấp Senkaku - 21/09/2013 16:49
- Bạc Hy Lai : Đoạn kết ngày mai cho tiểu thuyết ly kỳ nhất Trung Quốc - 21/09/2013 16:43
- Bắc Kinh tăng kiểm soát các mạng xã hội - 21/09/2013 16:32
Các tin khác
- Damas trao danh mục vũ khí hóa học cho quốc tế - 21/09/2013 16:05
- Thực chất việc Phái đoàn Tôn giáo của chính phủ Việt Nam tới thăm Vatican ra sao? - 21/09/2013 12:15
- ĐTC Phanxicô nói: ''Người Công Giáo tốt là người biết tham gia vào chính trị'' - 21/09/2013 12:02
- Vatican nói quan hệ với VN đạt tiến bộ bất chấp vụ bạo động ở giáo phận Vinh - 20/09/2013 17:18
- TNS McCain Kịch Liệt Chỉ Trích Tổng thống Putin - 20/09/2013 17:13
- Ai Cập : Tấn công cứ địa của Hồi giáo cực đoan - 19/09/2013 18:25
- Syria : Al Qaida chiếm thành phố Aazaz gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - 19/09/2013 18:16
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 19-09-2013 - 19/09/2013 17:55
- Tân thủ tướng Úc chính thức nhậm chức - 18/09/2013 17:06
- Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 18-09-2013 - 18/09/2013 16:46