Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Nhà đối lập Aung San Suu Kyi lần đầu dự ngày Quân lực Miến Điện

birmanie ngayquanluc




Lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi (phải) trong Ngày Quân lực Miến Điện lần thứ 68, Naypyitaw, 27/03, 2013. Ngày Quân lực kỷ niệm cuộc kháng chiến của quân đội Miến Điện chống lại phát xít Nhật năm 1945.
REUTERS/Nyein Chan Naing/Pool

 

Theo AFP, hôm nay ngày 27/3, bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đối lập Miến Điện lần đầu tiên đã tham dự lễ diễu binh hàng năm nhân ngày Quân lực Miến Điện.

 Nhân dịp này tổng tư lệnh Miến Điện đã nhắc lại vai trò trung tâm của quân đội trong nền « chính trị quốc gia ».

Trong lễ kỷ niệm « ngày Quân lực », Thống tướng Min Aung Hlaing tuyên bố : « quân đội Miến Điện bảo vệ quốc gia trước mọi nguy hiểm, nhưng cũng giữ vai trò trong nền chính trị của đất nước, theo nguyên vọng của nhân dân, mỗi khi quốc gia đối mặt với các xung đột sắc tộc hay đấu tranh chính trị ».
 Ông cũng khẳng định : « Chúng ta sẽ tiếp tục củng cố con đường đi tới dân chủ được cả quốc gia mong mỏi ».

Điểm đáng chú ý trong ngày lễ của quân đội năm nay là bà Aung San Suu Kyi được mời tham dự.

 Giải Nobel Hòa bình, con gái của Aung San một vị tướng huyền thoại của Miến Điện, từ trước đến nay chưa bao giờ tham dự « ngày Quân lực ».
Đây là dịp để quân đội biểu dương sức mạnh và cũng cần phải nhắc lại là chính bà cũng đã bị chế độ độc tài quân sự giam hãm trong suốt 15 năm trời.

Sự xuất hiện của bà Aung San Su Kyi trong ngày lễ của quân đội có thể coi là một dấu hiệu xích lại gần nhau hơn giữa chính quyền hiện nay và nhà đối lập.

Từ khi trở lại chính trường Miến Điện, được bầu vào Quốc hội năm 2012, bà Aung San Suu Kyi đã cùng với đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của mình đấu tranh để Quốc hội xem xét lại Hiến pháp năm 2008.

Văn kiện này bị cho là vẫn còn trao quá nhiều quyền lực cho quân đội, hiện chiếm ¼ số ghế tại Quốc hội.

Ngày quân lực Miến Điện năm nay được tổ chức trong bối cảnh các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo ở trong nước đang leo thang căng thẳng.

 Đặc biệt là các vụ bạo lực giữa cộng đồng người Hồi giáo và Phật giáo trong những ngày qua đang có chiều hướng lan rộng.

Theo nguồn tin của cảnh sát Miến Điện, các vụ xung đột giữa hai cộng đồng tôn giáo ở Meiktila trong tuần qua làm 40 người chết đang tiếp tục lan sang nhiều địa phương khác.

 Từ hôm qua đến nay, nhiều đền thờ Hồi giáo đã bị đốt phá, buộc chính quyền phải ban hành lệnh giới nghiêm ở một số vùng.

Hồi năm ngoái, các vụ đụng độ giữa người theo Phật giáo và thiểu số sắc tộc Rohingya theo Hồi giáo ở miền tây nước này đã làm hơn 180 người thiệt mạng và hơn 100 nghìn người phải bỏ đi nơi khác.

Trong sự việc này, bà Ang San Suu Kyi đã từng bị chỉ trích rất nhiều vì đã không có động thái gì bảo vệ người Rohingya và bà cũng không lên tiếng từ khi xảy ra biến cố ở Meiktila.

Switch mode views: