Chiến lược răn đe hạt nhân, di sản của thảm họa Hiroshima
- Thứ Hai, 10 tháng Tám năm 2015 16:21
- Tác Giả: Đức Tâm
Hội nghị về Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân ở New York, tháng 5/2015.
Andrew Burton/Getty Images/AFP
Răn đe hạt nhân xuất phát từ nỗi sợ hãi ngày tận thế và để phòng ngừa chiến tranh nguyên tử : 70 năm sau thảm họa Hiroshima, chiến lược này vẫn là một trong những trụ cột của trật tự thế giới, bất chấp các nỗ lực ngăn chặn phát triển vũ khí hạt nhân.
Trên Tạp chí Quốc phòng (Pháp), Ông Philippe Wodka-Gallien, chuyên gia về hạt nhân quân sự, nhận xét :
« Vũ khí nguyên tử đã kiến tạo chiến tranh lạnh, rồi sau đó, vượt qua bức tường Berlin, để trở thành công cụ của chiến lược phòng thủ và khẳng định sức mạnh ».
Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ và Liên Xô, mỗi nước sở hữu hàng núi đầu đạn hạt nhân, đã đe dọa hủy diệt lẫn nhau nếu như lợi ích sống còn của họ bị đe dọa.
Hai mươi năm sau, vũ khí nguyên tử - hiện có trong tay 9 nước (Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bắc Triều Tiên và có thể cả Israel) - vẫn tiếp tục là công cụ có hiệu quả, bất chấp các tranh luận triền miên về nguy cơ tái xuất hiện « một mùa đông hạt nhân » và cần khẩn cấp giải trừ quân bị.
Theo ông Bruno Tertrais, chuyên gia thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS), trụ sở tại Paris, thì « làm thế nào giải thích được hiện tượng hoàn toàn chưa từng thấy là không xẩy ra xung đột giữa các cường quốc từ những năm 1970, nếu không có răn đe hạt nhân ?
Tác dụng chính yếu của chiến lược này là đã góp phần vào việc làm cho các cường quốc lo ngại tiến hành chiến tranh chống lại nhau ».
Chuyên gia này nhận định : Chiến lược răn đe ngăn chặn mọi le lói xung đột giữa các cường quốc.
Lấy ví dụ khủng hoảng Ukraina, « ngày nay, do tồn tại vũ khí nguyên tử, dường như không ai nghĩ rằng sẽ xẩy ra một cuộc xung đột quân sự trên quy mô lớn giữa Nga và Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) ».
Lập luận này, dường như khó bác bỏ, nhưng không phải ai cũng đồng ý như vậy.
Ông Ward Wilson, phụ trách dự án « Suy nghĩ lại về vũ khí hạt nhân », tại trung tâm thông tin tư vấn British Amerian Security Information Council (BASIC) khẳng định, với những hình ảnh ngày tận thế, khói lửa bốc lên hình nấm, những cơ thể cháy bỏng do bị phóng xạ, « Hiroshima đã gây xúc động mạnh, do vậy, ngăn cản nhìn nhận các sự việc một cách khách quan ».
Theo chuyên gia này, Nhật Bản đầu hàng không phải vì thảm họa bom A, mà bởi vì ngày 08/08/1945, Liên Xô đã tham chiến chống lại quân đội Nhật Hoàng và ông lo ngại nguy cơ tính toán sai, hiểu lầm, làm dấy lên một cuộc chiến tranh nguyên tử, nhân danh hòa bình, với hậu quả là 300 triệu người chết.
Sở hữu vũ khí hạt nhân đối với một quốc gia giống như sở hữu chất nitroglycérine để bảo vệ an ninh cá nhân. «
Nếu bạn lo sợ bị tấn công và sở hữu loại vũ khí này, thì đừng sử dụng vì bạn có nguy cơ bị nổ tan xác ».
Làm thế nào có thể trả đũa nếu một quốc gia bị tấn công trước tiên ?
Nếu như các cơ sở hạt nhân là mục tiêu của một vụ tấn công tin học ?
Nếu như những kẻ lãnh đạo mất trí kích hoạt mật mã cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc những kẻ khủng bố kiểm soát được loại vũ khí này ?
Cho đến nay, số các nước có vũ khí nguyên tử hoặc cho rằng được bảo vệ bởi chiến lược răn đe hạt nhân (trong khuôn khổ NATO) không ngừng tăng.
Bắc Triều Tiên vừa gia nhập câu lạc bộ các nước có vũ khí nguyên tử.
Cho dù liên tục phủ nhận, nhưng Iran chưa chứng minh được là họ không có tham vọng trang bị vũ khí hạt nhân.
Tình hình trên đã thúc đẩy chạy đua vũ trang, làm suy yếu chiến lược răn đe hạt nhân.
Theo chuyên gia Bruno Tertrais, « nguy cơ tai họa hạt nhân đã biến mất nhưng ngược lại, nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân có thể lại tăng lên ».
Vì một lý do nào đó, nếu cảm thấy bị đe dọa, chế độ Bình Nhưỡng không loại trừ khả năng dùng vũ khí hạt nhân.
« Từ 4 – 5 năm nay, Bình Nhưỡng đã cho thấy là họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro cực kỳ lớn ».
Sự xuất hiện của những đối tác phi Nhà nước, như các nhóm khủng bố, đã làm thay đổi nhiều định đề trong lĩnh vực này.
Giới phân tích nhấn mạnh, một vụ khủng bố mới, giống như vụ tấn công xẩy ra ở Bombay năm 2006 (làm 166 người thiệt mạng) mà Ấn Độ cáo buộc tác giả là một phong trào thân cận với các cơ quan tình báo Pakistan, có thể thúc đẩy New Delhi trả đũa quân sự Pakistan, dẫn đến leo thang xung đột không thể kiểm soát được nữa, tới mức sử dụng vũ khí nguyên tử.
Mặt khác, quan hệ căng thẳng giữa Nga và phương Tây cũng như mối đe dọa hạt nhân mà Tổng thống Vladimir Putin nêu ra lại càng củng cố thêm cho tính xác đáng của chiến lược răn đe hạt nhân, vốn bị lu mờ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt.
Chính vì thế, chuyên gia Bruno Tertrais dự báo : Răn đe hạt nhân vẫn còn có hiệu quả lâu dài, trừ phi xẩy ra những sự cố kỹ thuật hoặc chiến lược.
Tin mới
- Tập Cận Bình phô trương sức mạnh để trấn áp trong ngoài - 03/09/2015 15:33
- Trung Quốc và Mỹ đang "đi đêm" ở Biển Đông? - 03/09/2015 02:16
- Lễ diễu binh : Trung Quốc sẽ phô trương tên lửa diệt hàng không mẫu hạm - 02/09/2015 16:37
- Thế Chiến II : Bài học lịch sử của Chủ tịch Tập Cận Bình - 02/09/2015 01:07
- Mặt Trời Hillary Bị... Nguyệt Thực - 01/09/2015 15:50
- Trung Quốc lại vỡ mộng trong âm mưu thao túng Sri Lanka - 20/08/2015 21:17
- Trung Quốc, công xưởng thế giới trở thành quả bom nổ chậm khổng lồ - 18/08/2015 22:05
- Đâu phải chỉ có PQT theo Tàu:Tướng Nguyễn Chí Vịnh Vẫn Coi Bắc Kinh Là Chỗ Dựa ! - 16/08/2015 05:26
- Từ LHQ đến Biển Đông, Bắc Kinh bị tố gò ép lịch sử để thủ lợi - 13/08/2015 03:22
- Kinh tế Trung Quốc hụt hơi, doanh nghiệp nước ngoài cảnh giác - 11/08/2015 22:16
Các tin khác
- Nhật Bản ngày càng cụ thể hóa chính sách can dự vào Biển Đông - 08/08/2015 15:51
- ASEAN-Biển Đông : Malaysia không phải là Cam Bốt - 05/08/2015 17:09
- ASEAN : ARF gia tăng áp lực lên Trung Quốc về vụ cải tạo đảo - 05/08/2015 03:37
- Tướng Phùng Quang Thanh Đang Bị Quản Thúc - 01/08/2015 04:10
- Các nền kinh tế đang trỗi dậy đối mặt với viễn cảnh bấp bênh - 01/08/2015 02:58
- Nếu VN chọn Hoa Kỳ làm đồng minh, TQ có áp dụng lại đối sách 1979? - 30/07/2015 14:51
- Hiện Tượng Trump - 29/07/2015 20:55
- Hôn nhân với người nước ngoài : Tình yêu không biên giới đã đủ ? - 29/07/2015 18:44
- Nợ Hy Lạp : Eurozone tránh được vết dầu loang - 27/07/2015 16:13
- Thỏa thuận hạt nhân Iran : Lợi và hại đối với kinh tế Nga - 22/07/2015 02:26