Nhật Bản ngày càng cụ thể hóa chính sách can dự vào Biển Đông
- Thứ Bảy, 08 tháng Tám năm 2015 15:51
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Phi cơ loại Beechcraft TC-90 của không quân Nhật Bản.
REUTERS/Japan Maritime Self-Defense Force
Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa kết thúc hôm 06/08/2015, Nhật Bản là một trong những nước lên tiếng quan ngại mạnh mẽ nhất về hoạt động xây đắp của Trung Quốc tại Biển Đông.
Bên cạnh đó, Tokyo còn tiết lộ ý định tặng không cho Philippines 3 chiếc phi cơ tuần tra để quốc gia này tăng cường năng lực giám sát hải phận của mình.
Từ ý định cho đến việc làm cụ thể, đoạn đường còn dài, nhưng rõ ràng là Nhật Bản đang cụ thể hóa chính sách can dự vào Biển Đông đã được tuyên bố trong thời gian gần đây.
Theo báo mạng Nhật Bản The Diplomat ngày hôm nay, 08/08/2015, thông tin về khả năng Nhật Bản tặng ba phi cơ loại Beechcraft TC-90 King Air Planes cho Manila không làm mấy ai ngạc nhiên, nhất là trong giới theo dõi sát quan hệ Manila-Tokyo.
Nhật Bản và Philippines đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2011, và trong những năm gần đây, Trung Quốc càng thể hiện rõ thái độ hung hăng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, thì quan hệ Nhật-Phi lại càng thêm chặt chẽ, đặc biệt trong lãnh vực quốc phòng.
Trong tương lai, quan hệ quân sự Tokyo-Manila được cho là sẽ tăng tiến mạnh mẽ hơn nữa, căn cứ vào những cam kết từng được hai bên đưa ra như ký kết một thỏa thuận về việc chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng, tăng cường đào tạo và tập trận song phương và đa phương.
Thậm chí Philippines còn không loại trừ việc đúc kết một Hiệp định Thăm viếng Quân sự (VFA) cho phép Nhật Bản sử dụng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines, điều cho đến nay chỉ được Manila dành cho Mỹ.
Để giúp Manila tăng cường năng lực giám sát trên Biển Đông, Nhật Bản đã đồng ý cung cấp 10 chiếc tàu tuần duyên mới cho Philippines.
Khả năng tặng thêm ba chiếc phi cơ TC-90, sẽ có tác dụng nâng cao đáng kể khả năng ứng phó của Philippines, hiện không có đủ máy bay để tiến hành tuần tra thường xuyên ở Biển Đông.
Các chiếc phi cơ TC-90 có thể được trang bị bằng hệ thống radar giám sát mặt nước và không trung, giúp Manila phản ứng kịp thời khi đảo đá do Philippines kiểm soát ở Biển Đông bị Trung Quốc đe dọa.
Câu hỏi đang được đặt ra là vì sao Tokyo chỉ muốn tặng cho Manila loại phi cơ TC-90, trong lúc Philippines đã công khai tỏ ý xin được cung cấp loại máy bay tuần thám P3-C Orion của hãng Lockheed Martin, tối tân hơn.
Nếu được trang bị bằng loại P-3C này, năng lực giám sát của quân đội Philippines sẽ có một bước tiến nhảy vọt vì lẽ loại trinh sát cơ Islander mà Hải quân Philippine hiện sử dụng có tầm hoạt động rất giới hạn.
Một trong những nguyên nhân có thể lý giải cho quyết định cung cấp loại TC-90, đó là vì loại P3-C mà Philippines mong muốn, vì tối tân hơn nên khó vận hành và bảo trì hơn.
Một số nguồn tin từ Nhật Bản đã lo ngại rằng tình trạng thiếu kinh nghiệm giám sát hàng hải của Manila sẽ khiến cho họ gặp khó khăn trong việc vận hành các chiếc P3-C và nhanh chóng khai thác các dữ liệu thu thập được.
Phương án tặng TC-90 như vậy sẽ giúp cho Hải quân Philippines làm quen trước với hoạt động của loại máy bay phức tạp như P3-C.
Dẫu sao thì không phải ngày một ngày hai mà Philippines sẽ nhận được ba chiếc TC-90.
Lý do là vì Nhật Bản sẽ phải sửa đổi luật lệ, cho phép nước này biếu không các thiết bị quân sự đã kinh qua sử dụng, thay vì phải bán lại với giá thị trường như quy định hiện thời.
Cho dù vây, ý định của Nhật Bản đối với Philippines, và cả đối với Việt Nam, phản ánh quyết tâm của Tokyo muốn đóng một vai trò an ninh lớn hơn tại Châu Á.
Tin mới
- Trung Quốc và Mỹ đang "đi đêm" ở Biển Đông? - 03/09/2015 02:16
- Lễ diễu binh : Trung Quốc sẽ phô trương tên lửa diệt hàng không mẫu hạm - 02/09/2015 16:37
- Thế Chiến II : Bài học lịch sử của Chủ tịch Tập Cận Bình - 02/09/2015 01:07
- Mặt Trời Hillary Bị... Nguyệt Thực - 01/09/2015 15:50
- Trung Quốc lại vỡ mộng trong âm mưu thao túng Sri Lanka - 20/08/2015 21:17
- Trung Quốc, công xưởng thế giới trở thành quả bom nổ chậm khổng lồ - 18/08/2015 22:05
- Đâu phải chỉ có PQT theo Tàu:Tướng Nguyễn Chí Vịnh Vẫn Coi Bắc Kinh Là Chỗ Dựa ! - 16/08/2015 05:26
- Từ LHQ đến Biển Đông, Bắc Kinh bị tố gò ép lịch sử để thủ lợi - 13/08/2015 03:22
- Kinh tế Trung Quốc hụt hơi, doanh nghiệp nước ngoài cảnh giác - 11/08/2015 22:16
- Chiến lược răn đe hạt nhân, di sản của thảm họa Hiroshima - 10/08/2015 16:21
Các tin khác
- ASEAN-Biển Đông : Malaysia không phải là Cam Bốt - 05/08/2015 17:09
- ASEAN : ARF gia tăng áp lực lên Trung Quốc về vụ cải tạo đảo - 05/08/2015 03:37
- Tướng Phùng Quang Thanh Đang Bị Quản Thúc - 01/08/2015 04:10
- Các nền kinh tế đang trỗi dậy đối mặt với viễn cảnh bấp bênh - 01/08/2015 02:58
- Nếu VN chọn Hoa Kỳ làm đồng minh, TQ có áp dụng lại đối sách 1979? - 30/07/2015 14:51
- Hiện Tượng Trump - 29/07/2015 20:55
- Hôn nhân với người nước ngoài : Tình yêu không biên giới đã đủ ? - 29/07/2015 18:44
- Nợ Hy Lạp : Eurozone tránh được vết dầu loang - 27/07/2015 16:13
- Thỏa thuận hạt nhân Iran : Lợi và hại đối với kinh tế Nga - 22/07/2015 02:26
- Giáo chủ Iran cảnh báo ý đồ xấu của một số cường quốc - 17/07/2015 20:48