Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Ông Trump: Theo gót Nixon?


donald trump 11
TT Donald Trump

Thứ Sáu tuần trước Công Tố Viên Robert Mueller lại tăng thêm một loạt những cáo trạng nghiêm trọng vào cựu chủ tịch mặt trận Tranh Cử Trump 2016, ông Paul Manafort – ngoài gần hai tá cáo trạng năm ngoái. Tuần này ông Manafort ra tòa vì những cáo trạng mới và có thể vào tù ngay, không còn tại ngoại hầu tra với hai cùm điện tử trên chân. Manafort chưa nhận những tội trên, với hy vọng Tổng Thống Donald Trump sẽ “bãi tội/pardon” cho mình.

Gần đây, trước các tấn công tới tấp từ phía chính quyền Trump, các luật sư và FBI dưới quyền ông Mueller gia tăng điều tra về việc ông Trump (a) “đồng lõa” với Nga để đắc cử tổng thống, (b) những lời nói cùng hành động “cản trở thi hành công lý” che giấu việc này, và (c) những tiền bạc bất chính.

Ông Trump vội “biểu dương quyền lực,” làm vài “pardon” một cách “tùy thích” cho một số người đang và đã bị tù, không theo một căn bản pháp lý nào rõ rệt. Hành động này bị giới truyền thông xem như đưa tín hiệu cho những người bị truy tố rằng “không hợp tác với công tố viên sẽ được bãi tội” – đây lại gia tăng thêm mức độ “cản trở thi hành công lý/obstruction of justice.”

Ông Trump lại trâng tráo xác nhận mình có “quyền lực tuyệt đối” như vua chúa, và dọa dẫm sẽ “bãi tội cho chính mình.” Ông cũng vội vã làm “gặp gỡ lịch sử” với lãnh tụ Bắc Hàn độc tài, độc ác nhằm đánh lạc hướng dư luận.

Manafort: Đe dọa chính cho ông Trump?

Manafort đã qua hai đợt buộc tội năm ngoái, quan trọng nhất là trốn thuế, gian lận ngân hàng liên quan đến làm “lóp-bi” cho Nga và tổng thống Ukraine thân Nga mà không đăng ký, và có thể “rửa tiền” cho các tỷ phú Nga, đồng minh với Tổng Thống Putin. Vài tuần nữa ông sẽ bị xử án ở Virginia, và sau đó ở Washington; những tội kể trên đủ để ông ngồi tù xuốt đời.

Ngày 9 Tháng Sáu, Công Tố Viên Mueller lại tăng áp lực, buộc ông Manafort thêm tội “obstruction of justice” như trên, và “âm mưu/conspiracy” dùng mật mã liên lạc với những người có thể bị gọi ra tòa nhằm “lung lạc nhân chứng” (tội “witness tampering”). Những tội mới nối liền tranh cử Trump với người Nga làm việc cho tình báo quân đội Nga (GRU).

Tội “âm mưu” liên quan đến người làm việc cho Manafort ở Mỹ và Ukraine, Konstantin Kilimnik, người Ukraine gốc Nga được GRU huấn luyện. Theo ông Mueller, Manafort và Kilimnik cố thuyết phục hai người làm việc chung với họ trong “lóp-bi cho Ukraine” đừng khai là họ có làm việc này ở Mỹ, nhưng họ sợ quá phải báo cho FBI.

Đây xảy ra sau khi Richard Gates, cánh tay mặt của Manafort, nhận tội khai gian và “âm mưu” rồi hợp tác với công tố viên điều tra Manafort và Kilimnik. Đây cũng là coi thường luật lệ Mỹ trắng trợn khiến các công tố viên, luật sư và quan tòa vô cùng phẫn nộ và chắc sẽ bỏ Manafort vào tù ngay cho tới khi xử xong các tội khác.

Ông Manafort chưa chính thức bị buộc tội liên quan đến “đồng lõa Trump-Putin” trong tranh cử 2016, nhưng buộc tội cho thấy ông sẽ bị thêm hàng loạt tội mới nữa đi sát chuyện này. Ông Renatto Mariotti, nguyên công tố viên ở Chicago và viết nhiều về vụ Manafort, cho biết ông Mueller đã âm thầm điều tra thâm sâu và rộng rãi những tội ác nhằm bỏ tù Manafort, ông này “chỉ có cách nhận tội” và hợp tác với công tố viên để buộc tội ông Trump.

Ông Trump cũng bắt đầu “nhận tội,” nhưng bào chữa bằng lý luận “cù nhầy” là tổng thống có quyền phạm tội, và tự ân xá cho mình – theo lời cố vấn mới Rudy Giuliani, và dựa theo kiểu Tổng Thống Nixon từng bị “impeachment/bãi nhiệm” năm 1974.

Ông Trump đã tự khai tội “obstruction of justice” khi ông chối, rồi công nhận việc mình đã làm. Trên máy bay từ Châu Âu về, ông “đọc lời/dictate” cho cậu Trump con viết tờ khai gian về gặp gỡ giữa cậu, Manafort, và con rể Jared Kushner (ba cố vấn cao cấp nhất của ông) với phái đoàn dẫn đầu bởi một công tố viên Nga ở bản doanh tranh cử Trump Tower (Tháng Sáu, 2016).

Ông “đọc lời” cho con trai viết rằng gặp gỡ bí mật này bàn thảo về chuyện “con nuôi Nga qua Mỹ.” Trong khi mục đích thật là để trao những “rác rưởi” mà tin tặc Nga đã ăn cắp cho tranh cử Trump (nhằm triệt hạ đối thủ Clinton và giúp Trump đắc cử) đổi lấy việc Trump dẹp bỏ những “trừng phạt kinh tế/sanction” vào Nga.

Những “sanction” này khởi  đầu từ thời Tổng Thống Obama nhằm bẻ gãy những hoạt động kinh tế của giới tỷ phú Nga làm ăn với Putin, và trừng phạt Nga sau khi Putin xâm lăng Ukraine rồi chiếm vùng Crimea.

Đi theo Nixon?

“Luật sư ti-vi” Giuliani đã tiết lộ rằng ông Trump tin mình sẽ bị nhiều tội về “cản trở thi hành công lý” giống như Tổng Thống Nixon trước đây. Ông cũng nghĩ mình sẽ đi vào lịch sử với vết nhơ được Nga đưa vào Tòa Bạch Ốc và có thể bị Quốc Hội bãi nhiệm. Theo gót Nixon mở bang giao với Tàu đầu thời 1970, ông đặt kỳ vọng vào bang giao với Bắc Hàn để đỡ bẽ mặt. Có lẽ vì vậy ông sẵn sàng “làm vừa lòng” lãnh tụ Kim Jong Un để đi vào lịch sử.

Giữa những huyên náo về họp thượng đỉnh Trump-Kim, hãy nghe lời Thứ Trưởng Ngoại Giao Bắc Hàn Kim Kye Gwai gạt phắt điều kiện buộc Bắc Hàn phải bỏ vũ khí nguyên tử “nhanh chóng, có thể kiểm chứng được, và toàn diện.” Ông xác nhận Bắc Hàn không đơn phương giải giới vũ khí nguyên tử; Washington phải nhượng bộ về an ninh và kinh tế để đổi lấy nhượng bộ từ thủ đô Pyongyang.

Một viên chức cao cấp Mỹ xác nhận chính quyền Trump vẫn “không biết họ Kim đã quyết định giải giới chưa.” Bộ trưởng Thống Nhất Nam Hàn nói khác biệt giữa Washington và Pyongyang về giải giới vẫn còn “vĩ đại” và “không dễ gì thu hẹp khoảng cách này,” nhưng ông Trump vẫn tiến tới thượng đỉnh.

Ông Trump vừa đơn phương rút ra khỏi hiệp định quốc tế giải giới nguyên tử Iran mà ông chê là “điên khùng;” như vậy ông sẽ phải đòi hỏi họ Kim nhượng bộ nhiều hơn. Iran từng giải giới 97% vật liệu nguyên tử, dẹp bỏ hàng nghìn những lò tinh luyện nguyên tử, và chấp nhận hạn chế phát triển nguyên tử năng từ 10 đến 15 năm.

Các thanh tra quốc tế có quyền kiểm soát và gắn máy quay phim ở các cơ sở nguyên tử. Nhưng lạ lùng thay, trước khi tới thượng đỉnh ở Singapore ông Trump đã ngưng hàng trăm biện pháp trừng phạt kinh tế vì “chúng ta đang đối thoại thân thiện với Pyongyang.” Ông cũng ngưng thi hành trừng phạt ba tá cơ quan Nga và Tàu vi phạm việc trừng phạt kinh tế Bắc Hàn. Tòa Bạch Ốc cũng không ra tay “xử lý” một tá ngân hàng Tàu tiếp tục làm ăn với Pyongyang bất hợp pháp.

Tờ Los Angeles Times uy tín viết: về mặt chính trị ông Trump nói một hòa ước “có thể thành hình từ thượng đỉnh… Chúng ta muốn nói về chấm dứt cuộc chiến Hàn Quốc.” Đây có thể xem là rất “lịch sử,” nhưng nếu làm ngay, Washington sẽ mất thế thượng phong quá sớm: Bộ Chỉ Huy Liên Hiệp Quốc phải bãi bỏ và 28,000 lính Mỹ phải rút khỏi Nam Hàn – mà không một bảo đảm nào từ Bắc Hàn về đe dọa nguyên tử và nuốt chửng miền Nam. Ông Kim sẽ cố “câu giờ” càng lâu càng tốt để thủ lợi tối đa và hy sinh tối thiểu vì biết rõ ông Trump cần gấp hòa giải hơn mình.

Tờ Times xem đây là thử thách lớn cho cả giới ngoại giao kinh nghiệm nhất, nhưng ông Trump không một kinh nghiệm nào và cũng không thèm học hỏi và sửa soạn, chỉ tin vào trực giác và kinh nghiệm “lái buôn” suốt đời. Ngoại trưởng hơn một tháng Mike Pompeo chưa từng có kinh nghiệm ngoại giao và không thể nào so sánh với chiến lược gia, cố vấn an ninh và ngoại trưởng “cáo già” Henry Kissinger thời Nixon đi đêm với Bắc Kinh.

Đáng chú ý: Dân Biểu Pompeo từng chê ông Obama không bận tâm đủ về “nhân quyền ở Cuba.” Ngoại Trưởng Pompeo nay cùng ông Trump “lờ” hết mọi vi phạm nhân quyền khủng khiếp bởi Piongyang. (Cổ-Lũy)

Switch mode views: