Bánh mì tây
- Thứ Tư, 10 tháng Tư năm 2013 13:20
- Tác Giả: Lê Anh Thư
Thị hay để status kiểu “đi shopping, nhân tiện oánh chén luôn.” Ðầy người hiểu nhầm khéo thị là công chúa ấy chứ, nào là lang thang mua đồ hiệu, nào là vô nhà hàng.
Còn lâu. Thị đi ngắm đồ là chính, thậm chí lượn lờ các khu chợ xem cảnh xem người. Những lúc đó thị thường chén cái gì? Nước tự mang, để trong túi. Bánh mì baguette dài (bánh mì que) mua của hiệu bất kỳ nào đó, chọn bánh mới nướng xong. Còn nóng giòn vỏ. Cứ đi lang thang ngắm shop nọ quầy kia, bao giờ đói thì bẻ ra ăn dần, đã có túi giấy khỏi lo bẩn tay. Vỏ giòn, nóng, trong ruột lại mềm. Sướng gì đâu chứ.
Thường mỗi buổi shopping nhìn như vậy tốn khoảng 80 cents, chưa đến một Euro. Cho cái bánh baguette.
Ðó là giá bánh mì mua của hiệu bánh khu phố, thường gọi là hiệu boulagerie. Bánh mì mua trong hiệu chuyên nghiệp như vậy luôn có cái vẻ... nghệ thuật, thủ công hơn bánh công nghiệp của siêu thị và đắt hơn chút.
Tuy nhiên, bánh mì công nghiệp ở bread counter trong siêu thị cũng rất ngon chứ không xoàng, chủng loại phong phú luôn. Tuy nhiên, về đẳng cấp, họ chỉ được coi là khu bánh mì tươi. Chứ không được phép tự phong boulangerie.
Sự tích bánh mì baguette gắn liền với bà hoàng bốc đồng Marie Antoinette. Tục truyền bà đẹp, thông minh, vui tính nhưng ăn chơi phù phiếm quá. Một phần cũng ko phải lỗi của bà. Bà là công chúa bên Áo sang Pháp kết hôn với hoàng tử nước Pháp, Louis 16 sau này. Ðôi quân vương-thần thiếp này đắm chìm vào ăn chơi phung phí, không đếm xỉa cuộc sống lê dân ngoài kia. Mất mùa thất thu, dân không có cả bột để làm bánh mì, bà hoàng vẫn đắm chìm trong yến tiệc, váy áo... Quần chúng nổi dậy, bà hoàng cùng toàn bộ lâu la tùy tòng phải rời trung tâm Paris về cung điện Versaille. Quần chúng không hài lòng, họ nổi dậy tấn công Versaille, đòi quyền sống, đòi quyền làm bánh mì. Ðúng lúc bà hoàng ngây thơ đang ngự yến. Tiếng gào thét ầm ĩ vang đến tai bà hoàng, bà hỏi quân hầu bằng giọng “Áo”:
-Lạ chi rứa hè. Tụi lê dân than không có bánh mì ăn, sao chúng không ăn bánh... ga tô?
Thế thì quá lắm rồi. Dân bẻ cành cây, ùa vào cánh cửa cung điện. Cuộc cách mạng đó được gọi là Cách Mạng Bánh Mì. Và để kỷ niệm, người dân làm những cái bánh dài như chiếc gậy xông vào cung điện năm nào.
Cái câu” không có bánh mì... sao không ăn bánh ga tô?” rất ngây thơ ngớ ngẩn, đã đi vào lịch sử ẩm thực thế giới.
Pháp không chỉ có bánh mì baguette (nhiều người chuộng ăn nó với salade tưới dầu olive). Loại bánh mì pain de campaign (bánh đồng quê) cũng thuộc diện đặc sắc. Nó to gần bằng cái đầu người, đặc ruột, làm từ bột mì trắng. Ăn vào thì no lắm. Nói đến loại bánh mì này, thị nhớ đến kỷ niệm buồn cười. Hồi làm ở khách sạn, bọn thị rất sợ khách... không biết ăn tiệc Buffet, văn hóa đó còn mới mẻ với Việt Nam quá. Lần nọ hãng bột giặt tổ chức hội nghị khách hàng, mời các đại lý đến trên cả trăm người đến. Họ choáng váng trước những dãy bàn tiệc buffet sáng choang vài chục món Âu Á mặn ngọt. Chủ trì vừa phát lệnh phá cỗ, hàng trăm người úa ra chen lấn, bảo nhau nhanh nhanh lên không chúng nó ăn hết. Hỡi trời, làm sao mà ăn hết được, tiệc nào chả có trừ hao. Ối, cứ 10 vị một bàn, vị nào cũng cố lấy thật nhiều vào đĩa để lên bàn, chia nhau ăn. Tiệc buffet tự chọn biến thành tiệc bàn Chinese set. Vì cái gì cũng để chình ình trên bàn rồi còn đâu, mười mấy cái đĩa ăm ắp vét cho đầy túi tham. Chướng nhất, thị sững người nhìn thấy một bàn... lấy cả cái bánh pain de campaigne về, bánh to tròn dựng sừng sững giữa bàn, như đầu người. Lố lăng thật. Một anh ra vẻ kẻ cả:
-Các chú, ăn phải trông “lồi” ngồi trông hướng chứ...
Bó tay.
Bánh mì Việt Nam thuộc diện petit pain. Tức bánh mì nhỏ. Loại giống như của Việt Nam, thị chưa thấy đâu có, kể cả bên Pháp, hoặc đã thất sủng hàng trăm năm trước. Nhưng nó sống hùng sống khỏe ở Việt Nam, hai cái đầu (đít) bánh nhọn, giòn. Nhập gia tùy tục, nó hòa nhập rất nhanh với văn hóa khẩu vị Việt Nam: có thêm dưa góp trộn chua ngọt, rau mùi tô điểm, thịt xà xíu đỏ rực. Dân Tây cũng thích, vì ăn nó tươi mát, tuy nhiên chất lượng pa tê loại bán vỉa hè, màu đỏ nhức mắt của thịt xà xíu, và thứ bơ trông như dầu công nghiệp... khó kiểm chứng lắm. “Dân Tây” nhà thị muốn ăn cái ấy thì thị phải tự chuẩn bị, thời buổi này không tin được bố con thằng nào. Dân Tây cũng ngạc nhiên vì cách ăn bánh mì Việt Nam, thường là họ giữa fromage, bơ, và pa tê, họ chỉ chọn một. Không trộn chung nháo nhào nét vào một ổ như ta. Nhưng thế có sao, đó chỉ là thói quen, rất khó phán đúng sai.
Một thứ petit pain - bánh nhỏ khác, thị vừa mua tối qua khi lang thang siêu thị. Bánh chỉ bằng nắm tay thiếu nữ, bụ bụ xinh xinh. Loại bánh này thường các lò nướng chỉ nướng đến khoảng 70% là ngưng, đóng túi chân không - mua về chớ dại ăn ngay đau bụng chết. Họ cố tình làm thế để giữ độ tươi của bánh. Ta muốn ăn phải... lăn vào bếp tí. Bật lò nướng lên khởi động năm phút, rồi nướng tiếp 10 phút nữa ở nhiệt độ 200. Bánh nâu giòn luôn, mà không bị khô quá như các loại bánh đã nướng hết 100%. Ăn với mấy loại fromage hàng công nghiệp là được. Không cần cầu kỳ đến độ fromage nghệ thuật đâu ạ. Nhưng mà, ăn bánh mì nào cũng vậy, có rau luôn ngon hơn.
Dân châu Âu nấu nhiều bằng lò nướng. Thiết nghĩ người Việt Nam cũng nên học hỏi điều này. Lò nướng thiết thực hơn cái lò vi sóng cảnh vẻ, nấu cái gì cũng nhạt nhẽo. Lò nướng cực kỳ hữu dụng trong việc nướng lại bánh mì cũ, nhiệt tỏa đều trên dưới, bánh lại có không gian để chín tứ phía. Có người cãi là nhà đã sở hữu một chiếc máy nướng sandwich rồi, cần gì cầu kỳ thế. Nhưng máy nướng sandwich chỉ có thể nướng những lát bánh mỳ mỏng dẹp, và có xu hướng ấn bẹp chúng xuống, sandwich mà. Các loại bánh khác với hình dáng đầy đặn, bột nhiều, nướng trong máy sandwich là bẹp lép cứng quèo.
Cái máy làm bánh mì ở Tây thường được phát huy tối đa tác dụng. Nó chỉ to hơn nồi cơm điện tí. Công thức làm bánh đã in sẵn. Cứ thế mà rót nguyên vật liệu vào. Máy trộn, ủ... òng ọc òng ọc tự động suốt mấy tiếng đồng hồ. Cuối quy trình, bánh thơm ngào ngạt ra lò, vuông vức như cục gạch. Ăn no đến tận sáng mai. Gu thì hơi cục mịch ăn chắc mặc bền nhưng ngon lắm. Cầu kỳ thì pha chế thì thêm vào bột ngô, bột hạt dẻ, bột ca cao, các hạt ngũ cốc... bánh sẽ cho vị khác hẳn. Tuy nhiên máy chỉ là máy, cách điều khiển do bởi tay người. Lắm khi cũng phải thử nghiệm rất nhiều lần mới cho ra công thức tạm ổn. Vì có nhiều mẹo trong sách không thể nói đến.
Bánh mì Tây, tiền thân của bánh mỳ Việt Nam trở thành “món cơm” thông dụng của dân Âu.
Related news items:
Tin mới
- Chuyến đi Ðông Á của Ngoại Trưởng Kerry toàn những khó khăn - 17/04/2013 01:14
- Những quái thai của Marx - 16/04/2013 16:12
- Thư Bộ đội cụ Hồ gửi anh lính Miền Nam - 15/04/2013 04:36
- Viên đạn lăn bánh của James Bond - 11/04/2013 22:20
- ABBA và Điếu Cày - 11/04/2013 01:15
- Nhà nước Chí Phèo - 11/04/2013 01:07
- Một thoáng Pleiku - 11/04/2013 01:01
- Chia rẽ là... chết? - 08/04/2013 16:21
- Cái tội là con cháu của một Người cầm viết - 07/04/2013 18:16
- Chỉ dấu của lòng nhân đạo, hòa giải? - 07/04/2013 18:08
Các tin khác
- Lãnh sự quán âm ti Trung Quốc và chuyện anh Vươn - 03/04/2013 22:01
- Viện dưỡng lão Mekong - 03/04/2013 21:43
- Anh hùng bị tố khai gian, cướp công đồng đội - 03/04/2013 01:44
- Bài học từ chuyện ngoại tình của giám đốc CIA - 03/04/2013 01:24
- Tối Cao Pháp Viện quyết định hôn nhân đồng tính ra sao? - 31/03/2013 19:25
- Đọc giữa hàng - 31/03/2013 19:12
- Văn hoá 'cởi giày' - 30/03/2013 04:29
- Nạn phong bì và nụ cười của nhân viên y tế - 30/03/2013 03:08
- Tập Cận Bình Móc Ngoặc Putin Chống Mỹ - 28/03/2013 15:47
- Sự thật mất lòng - 27/03/2013 19:37