Khi người Sài Gòn 'hát với nhau' để 'tra tấn nhau'
- Thứ Sáu, 04 tháng Chín năm 2015 10:14
- Tác Giả: Trần Tiến Dũng
SÀI GÒN (NV) - Tháng Bảy âm lịch là tháng ở Việt Nam rần rộ chuyện cúng cô hồn. Từ gia đình, hàng quán đến công ty xí nghiệp, cách cúng và phẩm vật cúng coi ra không khác đời xửa đời xưa cho lắm, trừ việc có thêm phần văn nghệ hát với nhau.
Có nghĩa là dân nhậu đi đám hát với nhau để cho hương linh cô hồn vui vẻ, thành ra đám hát cúng cô hồn tạo ra vấn nạn tra tấn người nghe bằng ca khúc và các ca sĩ say xỉn.
Một tụ điểm karaoke ở Sài Gòn. Ngoài việc hát với nhau ở những nơi này, ngày nay người Sài Gòn thích hát ngay tại nhà. (Hình: Getty Images)
Ở một góc sân chung cư thuộc quận 11, cứ đúng hẹn tới tháng cô hồn là cơ sở cho thuê giàn giáo xây dựng lại tổ chức che rạp, thuê loa công suất lớn về tổ chức cúng, nhậu và hát.
Hẳn nhiên số người đến nhậu cúng cô hồn gồm thầu lớn, thầu con, thợ... đủ lấp đầy 10 bàn nhậu và không phân biệt đàn bà hay đàn ông, tất cả họ đều trở thành ca sĩ khi ngất ngư men rượu bia.
Bất kể lúc đang nhậu trời đổ mưa, họ thay nhau xung phong lên sân khấu hát và hét từ 11 giờ trưa và kéo dài trận địa tra tấn âm nhạc cho cả khu chung cư đến khi nào đám nhậu còn le que vài danh ca không lê chân lên sân khấu được nữa mà vừa hát vừa gục tại bàn.
Nếu bạn tò mò rằng các đám nhậu loại này hát nhạc gì mà tra tấn người nghe dài dài dây dưa như chờ đến ngày tận thế vậy. Xin thưa, tùy trình độ “chính trị công dân” ăn theo các mùa lễ hội mà đám ăn nhậu hát và hét dòng ca khúc khác nhau, nhưng hiệu quả tra tấn người nghe thì “ok” như nhau.
Ðơn cử là cũng trong khu chung cư kể trên, có một kho hàng chứa dược phẩm của một công ty dược quốc doanh. Năm nào cũng vậy cứ trước ngày biến cố 30 tháng 4, 1975 hay ngày Quốc Khánh chế độ cộng sản là họ tổ chức ăn nhậu linh đình tại kho hàng, suốt ngày và đêm, đám cán bộ say xỉn này luôn hát đi hát lại dòng nhạc đỏ lét.
Ông Lương có nhà gần kho hàng cho biết. “Một khi cả hội trường cán bộ say xỉn mà cùng gào lên bài 'Năm anh em trên một chiếc xe tăng' qua hệ thống loa thì không khác tiếng đại bác pháo kích vào dân lành miền Nam vào những năm còn chiến tranh.”
Ở Sài Gòn và cả Việt Nam từ nông thôn đến thành thị ngày nay, trong các thứ vui thú “tự do hoang dã” thì cái thú thuê giàn âm thanh mượn danh nghĩa đám cưới, đám ma, đám sinh nhật hay chỉ là đám nhậu thường ngày được nâng cấp thành đám hát để tra tấn người nghe là loại hình “văn hóa- văn nghệ” đang được ưa chuộng nhất.
Một điều cũng hoang dã không kém đó là chính quyền các địa phương “tôn trọng” quyền hát và hét của dân nhậu đến mức ngó lơ cho lấn cả một phần đường, chặn một con hẻm để dân nhậu che rạp làm sân khấu mini tha hồ hát và hét cả ngày lẫn đêm.
Một người xa quê lâu năm về Sài Gòn, lần đầu lấy làm ngạc nhiên khi nhìn thấy tấm bảng viết bằng mọi vật dụng để giữa một con hẻm, nội dung là: “Nhà có đám xin đi lối khác.”
Nhưng nếu ở lâu hơn và có dịp đi dự một cái đám nào đó thì vị khách này sẽ được biết đến sự náo nhiệt các loại hình âm nhạc của dân hát với nhau; từ nhạc tiền chiến cho đến nhạc đỏ, tạp kỹ, vọng cổ, trích đoạn cải lương và đặc biệt có khi còn gặp các tài danh múa hát sao y từ bản chính ông hoàng nhạc Pop quá cố Michael Jackson.
Sống trong lòng một đô thị có kiểu văn nghệ “âm thanh và cuồng nộ” hàng ngày hàng giờ mà ngạc nhiên chưa, khi ít ai phản ứng. Người biết điều chướng tai gai mắt không còn ai chăng? Xin thưa, vẫn còn đó các công dân biết mình đang bị xâm phạm nhưng phần đông không dám phản ứng, bởi ở Việt Nam không thiếu các vụ án mạng, nạn nhân bị đâm chết hoặc bị chém mang thương tật suốt đời chỉ vì lên tiếng phản đối chuyện hàng xóm mở nhạc ồn ào hay chê trách dân say xỉn hát và hét dở ẹt.
Một nhạc sĩ khá nổi tiếng nhận xét: “Người Việt lúc này ít xem hát dù là xem trên tivi, họ chỉ sướng khi hát với nhau, chưa thời kỳ nào mà chuyện hát với nhau rầm rộ bằng thời kỳ này.”
Hiện tượng đám đông hát với nhau bằng các thiết bị âm thanh mở lớn đến mức xâm phạm quyền riêng tư cá nhân và cộng đồng đã và đang hình thành một lối sống hoang dã.
Hôm nay tôi không nhậu, anh nhậu đám, hát với nhau anh tra tấn tôi, ngày mai tôi nhậu lại cầm mi cờ rô hát với nhau tôi tra tấn anh. Ðàn ông đàn bà, dân trí thức, người lao động... cứ luân phiên thành danh ca hát với nhau để tra tấn nhau.
Related news items:
Tin mới
- Chỉ có ở Việt Nam: Một gia tộc 'phục vụ' cả huyện - 16/09/2015 19:13
- Rick Perry, nạn nhân đầu tiên của Donald Trump - 14/09/2015 15:13
- 'Diễu binh,' chuyện như 'diễu!' - 14/09/2015 12:04
- An Giang: Một ông bị vợ nhỏ cắt 'của quý' khi đang ngủ - 12/09/2015 15:35
- Tranh cử tổng tống 2016: Yếu tố Jill Biden - 10/09/2015 19:47
- Nhớ nhớ, quên quên! - 10/09/2015 10:33
- Bất chấp dư luận, Sơn La 'quyết' xây tượng đài ông Hồ 1,400 tỷ - 08/09/2015 16:33
- Cộng Hòa, đoàn kết và tranh cử 2016: tạm ổn! - 06/09/2015 15:26
- Trả tác quyền cho bài 'Tiến Quân Ca' - 06/09/2015 15:19
- Những Niềm Vui Vỡ Oà & Hạnh Phúc Lâng Lâng - 05/09/2015 12:18
Các tin khác
- Việt Nam 'nhắm mắt nhận bừa vì bí' - 02/09/2015 20:38
- Hàng chục ngàn dân không bằng chủ tịch một xã - 31/08/2015 11:34
- Câu chuyện về tính lương thiện - 30/08/2015 22:22
- Rồi có một ngày... - 24/08/2015 20:39
- Ngày Khai Trường... mới - 24/08/2015 20:35
- Ô hay, vẫn chuyện ông Trump - 24/08/2015 20:24
- Mồm miệng và chân tay - 18/08/2015 10:44
- Qu”ils mangent de la brioche - 16/08/2015 13:18
- Tranh cử tổng thống 2016: mỗi bên sẽ có một bà - 15/08/2015 14:14
- ‘Bác’ cứ cười tươi giữa lối mòn - 11/08/2015 21:37