Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Qu”ils mangent de la brioche


Coi bộ kế hoạch của tỉnh Sơn La định xây một tượng đài cho “bác” có thể không thành. Kế hoạch này vừa được tiết lộ thì liền bị đả kích rất dữ dội nêu lý do là tốn kém quá đáng trong khi Sơn La là một tỉnh nghèo đang không đủ tiền để chi cho các nhu cầu cấp thiết khác. Theo những chi tiêu dự tính, khu tượng đài này sẽ tốn khoảng 1,400 tỷ đồng, tương đương với 70 triệu đô la Mỹ.

daongocnghiemĐào Ngọc Nghiêm. (Hình: ANTV)

Tỉnh Sơn La có khoảng 96 ngàn dân nằm cách Hà Nội chừng 300 km về hướng Tây Bắc. Tự nhiên chính quyền địa phương bày ra trò xây tượng đài trong lúc trẻ em của tỉnh thiếu trường học và dân chúng thì thiếu những tiện nghi tối thiểu khác cho đời sống. Tỉnh không có bất cứ một hấp dẫn nào đối với du khách. Mà dù có được một hai kiến trúc, đền đài lăng tẩm, chùa chiền, miếu đền thì cũng không thể lôi kéo được bao nhiêu du khách trong nước cũng như ngoài nước đến để tiêu tiền.

Khoản tiền đầu tư bỏ ra để xây một tượng đài cho “bác” chắc sẽ khó mà lấy lại được. Một tượng đài, dẫu cho có đẹp cách mấy đi nữa thì cũng khó mà qua mặt được Taj Mahal, Kinkakuji, các kim tự tháp Ai Cập, núi Rushmore, các phế tích ở Hy Lạp và La Mã, ...

Tượng đài của Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay không thiếu, gần như ở khắp các tỉnh tại Việt Nam đều có. Du khách tại sao phải mất tiền mất thì giờ đến ngó cái tượng của “bác,” cho dù tượng “bác” đứng hay tượng “bác” ngồi, vì tượng nào cũng như tượng nào vậy mà thôi.

You’ve seen them one, you’ve seen them all : thấy một cái thì cũng như đã thấy được hết. Sao phải lần mò lên tận Sơn La?

Mà nếu không là tượng đài Hồ Chí Minh thì biết làm tượng đài gì bây giờ để bằng anh bằng em? Mà rồi nếu không bày trò xây tượng đài thì làm gì để tham nhũng kiếm tí tiền bỏ túi? Không lẽ dựng bức tượng của vài ba ông Thái, mấy ông Mèo cho du khách chiêm ngưỡng. Nhưng nhất định Sơn La phải có tượng đài. Thế là tỉnh vẽ ra kế hoạch xây tuợng đài 1,400 tỷ. Bị chê là tốn kém, lãnh đạo thành phố nói rằng tượng không thôi thì chỉ khoảng 200 tỷ nhưng nếu kể luôn cả quần (?) thể thì mới thành 1,400 tỷ. À thì ra là thế. Người ta cho “bác” dính vào để kiếm chác đó mà.

Chúng nó khôn lắm: kéo “bác” vào thì đứa nào dám chống. Chống là chống “bác” à? Là không yêu “bác” à? Là không kính “bác,” không mê “bác,” không đời đời nhớ ơn “bác” à?

Chúng nó đinh ninh là có bác thì nếu giở trò tham nhũng, có chấm mút thì cũng không ai dám chống. Phen này có tiền rồi nghe chưa ?

Phe chống cũng khôn lắm: chúng tôi chống lãng phí, chống vì tốn kém quá chứ chúng tôi chống “bác” hồi nào đâu? Vẫn mê “bác” mà. Đêm nào lại không nằm mơ thấy bác, đêm nào chẳng nhớ chòm râu của “bác.” Không mê “bác” xe cán à nha! Thề rồi đó.

Nhưng vì có quá nhiều chống đối, nên chính phủ cũng đòi xem kế hoạch xây tượng đài lại, chưa biết coi lại rồi sẽ quyết định ra sao. Trong khi đó, cũng thấy có vài ba tiếng nói bênh vực cho kế hoạch xây tượng đài. Đại khái là tượng đài rất cần thiết để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với “bác,” nhắc nhớ mọi người về “bác” vân vân. Vậy nên tốn kém thì cũng vẫn phải xây tượng đài như thường. Lập luận chỉ có như thế.

Nhưng lời phát biểu bênh vực cho kế hoạch xây tượng đài được coi là ngu xuẩn nhất phải là phát biểu của Đào Ngọc Nghiêm, phó chủ tịch Hội Quy Hoạch và Phát Triển Đô Thị Việt Nam.

Tài liệu về anh này cho biết là một kiến trúc sư, có bằng tiến sĩ.

Anh ta tuyên bố nguyên văn, “Tôi cho rằng không nên đặt vấn đề xây tượng như thế đắt hay rẻ. Trước khi phán xét, cần phải nhìn tổng thể giá trị văn hóa. Tượng đài sẽ là động lực để tạo nên sự phát triển. Không thể nói rằng vì có nhiều người còn đói nên để tiền đó mua cơm trước. Đôi khi văn hóa phải đi trước.”

Không biết anh này học tiến sĩ ở đâu và tiến sĩ ngành gì mà ngu đến như thế. Tưởng tượng anh, vợ con anh lạc đường trên biển hay trong rừng sâu, trong sa mạc cả chục ngày đói khát gần chết, cả đoàn còn một ổ bánh mì định đem dâng “bác” để cám ơn “bác” đã tặng cô Nông Thị Xuân cái bầu, cho có văn hóa một chút, thì thằng con nhỏ và vợ “bác” đói quá, định xin miếng bánh ăn còn lấy sức kính yêu “bác,” thì anh kiến trúc sư tiến sĩ này có đem văn hóa ra, lấy cớ là cần văn hóa để không cho vợ con miếng bánh mì không?

Mẹ kiếp cả cái tỉnh Sơn La nghèo khổ ấy chắc chắn cần mấy cái trường học tử tế cho lũ trẻ, một cái bệnh viện cho ra hồn, dăm cây cầu để cho việc đi lại dễ dàng hơn chứ ai cần một bức tượng, cái nhà bảo tàng bầy vài ba thứ vớ vẩn nói là của “bác,” hay cái thư viện để ngày nghỉ kéo nhau đến đọc sách, xem triển lãm.

Marie Antoinette, vợ vua Louis XVI, theo một truyền thuyết, khi một cận thần cho biết là dân chúng đang rất đói khổ, một ổ bánh mì cũng không có cho đỡ đói, liền thản nhiên nói: “Qu”ils mangent de la brioche.” Ôi giời, đói thì cho chúng nó ăn bánh ngọt cũng được có sao đâu!

Chuyện này xảy ra từ thời cách mạng Pháp. Còn thằng ngu Đào Ngọc Nghiêm thì còn đang sống ở Hà Nội và vẫn còn đang ngu tiếp. Không có cơm ăn thì xây cái tượng lên cho có văn hóa!

Chán quá là chán !

Switch mode views: