Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đông Nam Á hưởng lợi từ căng thẳng Nhật-Mỹ-Trung

MIDEAST-KERRY




John Kerry deixa Israel e embarca em direção a Genebra.
REUTERS/Jason Reed


Vào lúc Nhật Bản và ASEAN họp thượng đỉnh ở Tokyo, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm nay 14/12/2013 bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam và Philippines.

Hai sự kiện này cho thấy sức thu hút ngày càng mạnh của Đông Nam Á về mặt chiến lược cũng như kinh tế.

Nói chung là chưa bao giờ khu vực này lại trở thành trung tâm điểm của cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa ba nền kinh tế hàng đầu thế giới : Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong năm nay, các lãnh đạo cao cấp của ba nước nói trên đã đến hoặc dự trù đến thăm Đông Nam Á.
 Thủ tướng Nhật Shinzo Abe từ khi lên cầm quyền ở Nhật đã đi thăm toàn bộ 10 nước thành viên ASEAN.

Về phía Trung Quốc, chủ tịch Tập Cận Bình đã đi thăm Indonesia và Malaysia, còn thủ tướng Lý Khắc Cường thì đi thăm Việt Nam.

 Tổng thống Barack Obama vì lý do khủng hoảng ngân sách trong nước nên đã phải hoãn chuyến công du châu Á, nhưng ông dự trù sẽ đi thăm khu vực này vào tháng 4 năm tới.

Bên cạnh tầm quan trọng về mặt chiến lược, sự thu hút của Đông Nam Á về mặt kinh tế đối với ba cường quốc hàng đầu thế giới là rất rõ ràng : Còn số hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu đã tăng rất nhanh ở các nước ASEAN, một khối nay quy tụ đến 600 triệu dân.

Kinh tế khu vực Đông Nam Á sẽ đạt mức tăng trưởng 4,8% năm nay và 5,2% năm tới, theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á ADB, cho dù có phần nào bị tác động bởi khủng hoảng chính trị ở Thái Lan và bởi cơn bão Haiyan vừa qua ở Philippines.

Ngoài việc loan báo hỗ trợ tài chính tổng cộng 20 tỷ đô la cho Đông Nam Á, trước hội nghị thượng đỉnh, Tokyo đã ký thêm 3 hiệp định song phương về trao đổi ngoại hối (swap) với Indonesia, Philippines và Singapore.
Các thỏa thuận này nhằm mục đích hỗ trợ cho các nước Đông Nam Á trong trường hợp các nước này gặp khó khăn về tài chính.

Cũng trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng lớn của Nhật Bản như Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ đang tìm kiếm những thị trường mới ở Đông Nam Á qua việc đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam.

Tháng 5 vừa qua, Tokyo cũng đã đồng ý cho Miến Điện vay tổng cộng gần 500 triệu đôla để phát triển.

Trong khi Hoa Kỳ đang cố thúc đẩy việc ký kết hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP với các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, thì chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã ve vãn các nước Đông Nam Á.

Khi viếng thăm vùng này vào tháng 10, lãnh đạo họ Tập đã trấn an rằng sự phát triển của kinh tế của Trung Quốc sẽ mang lại những cơ hội cho các nước ASEAN hơn là những mối đe dọa.

 Nhân chuyến công du của ông Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã loan báo kế hoạch đầu tư tổng cộng hơn 28 tỷ đôla vào Indonesia.

Trung Quốc cũng dự báo là trao đổi mậu dịch giữa nước này với ASEAN sẽ lên tới 1.000 tỷ đôla vào năm 2020.

Sau khi Bắc Kinh thiết lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông, có người cho rằng Trung Quốc cũng sẽ lập một vùng tương tự ở Biển Đông.

Thế nhưng, chuyên gia Ian Storey, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, được hãng tin Reuters trích dẫn hôm qua, cho rằng lập vùng phòng không ở Biển Đông sẽ gây phản ứng mạnh từ phía những nước như Việt Nam và Philippines.

Một giáo sư chuyên về an ninh châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Đại học Sydney, nghĩ rằng Bắc Kinh không muốn gây thù chuốc oán với quá nhiều nước, mà chỉ muốn đối lại chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ.

Vì chính lợi ích kinh tế của Trung Quốc, Bắc Kinh tạm thời cố giữ hòa khí với các nước Đông Nam Á.

 

Switch mode views: