Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trung Quốc : Tập đoàn Foxconn thừa nhận vi phạm luật lao động

foxconn


Công an mặc sắc phục và thường phục được huy động đến trong một cuộc bạo động của công nhân tại nhà máy Foxconn ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) ngày 24/09/2012.
Reuters


Theo AFP, hôm nay 11/10/2013, tập đoàn Đài Loan Foxconn, nhà gia công hàng đầu thế giới về sản phẩm điện tử, thừa nhận đã buộc các học viên thực tập phải làm việc ban đêm và làm thêm giờ, ngược lại với các quy định trong các nhà máy của Foxconn tại Trung Quốc.

Thông báo của Foxconn ghi rõ đã « tiến hành một cuộc điều tra nội bộ và kết luận rằng có các trường hợp mà quy tắc của tập đoàn liên quan đến giờ phụ trội và việc làm đêm đã không được tôn trọng ».

Thông báo kể trên của công ty Foxconn nhằm trả lời các thông tin trên báo chí Trung Quốc, về việc một đại học công nghệ tại thành phố Tây An (Xi’an), miền trung Trung Quốc, buộc sinh viên phải làm việc như thợ học nghề cho Foxconn tại thành phố cảng Yên Đài (Yantai), tỉnh Sơn Đông, để bằng tốt nghiệp của họ được công nhận.

Tờ Oriental Morning Post dẫn lời các sinh viên, khẳng định họ đã được điều về làm việc tại các dây chuyền lắp ráp sản phẩm PlayStation của Sony, thay vì thực hiện các công việc có liên quan trực tiếp đến đào tạo của mình.

Một số sinh viên cho biết phải làm việc tới 11 giờ/ngày. Khi họ đòi được rời nhà máy vào giữa ngày, các sinh viên thực tập được cảnh báo là họ sẽ mất quyền thực tập và sẽ không nhận được bằng.

Trong thông báo kể trên, Foxconn nói rõ sẽ có các biện pháp để sửa chữa các trục trặc này.

Foxconn là nhà thầu số một thế giới, gia công cho các hãng điện tử lớn, như Apple, Sony, Nokia… và sử dụng đến hơn một triệu nhân công tại Trung Quốc.

Theo các tổ chức bảo vệ quyền của người lao động, kể từ 2010, tổng cộng có 13 nhân viên của Foxconn tự sát, do các điều kiện làm việc nghiệt ngã tại xí nghiệp.

Foxconn đã phải tăng lương 70% cho công nhân tại các xí nghiệp Trung Quốc vào năm 2010, cho dù hãng phủ nhận các thông tin kể trên.


Switch mode views: